Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/04/2025 08:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/04/2025

Myanmar: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau động đất

Thứ sáu, 04/04/2025 12:04

TMO - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, sốt xuất huyết sau thảm họa động đất tại Myanmar. 

Theo số liệu của chính phủ Myanmar, số người tử vong do động đất đã tăng lên thành 3.085 (hôm 3/4) 4.715 người bị thương và 341 người mất tích. Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo nguy cơ gia tăng của bệnh tả và các bệnh khác ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề như Mandalay, Sagaing và thủ đô Naypyitaw. 

WHO cho biết các bệnh viện của Myanmar đều quá tải. Ít nhất 20 bệnh viện hư hại nghiêm trọng, trong đó ba cơ sở y tế bị phá hủy hoàn toàn. Hàng nghìn người bị thương chưa được điều trị kịp thời. Nhiều ca bỏng nước sôi do động đất xảy ra vào giờ trưa khi họ đang nấu ăn, nhưng bệnh viện chỉ ưu tiên những trường hợp nguy kịch.

Hàng nghìn người bị thương sau động đất chưa được điều trị kịp thời do các bệnh viện ở Myanmar đều quá tải. 

Người dân đang sinh sống ngoài trời trong điều kiện thiếu nước sạch và thực phẩm, điều này có thể dẫn đến các đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nếu không có biện pháp can thiệp khẩn cấp. Bệnh tả vẫn là mối lo ngại đặc biệt vì khoảng một nửa số cơ sở chăm sóc sức khỏe, bao gồm các bệnh viện bị động đất phá hủy. Bên cạnh đó, bệnh ngoài da, sốt rét và sốt xuất huyết có thể phát sinh do các cuộc khủng hoảng kéo dài.

Cơ quan dự báo thời tiết Myanmar thông tin mưa trái mùa sẽ xảy ra vào ngày 11/4 tới, đe dọa các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Do đó, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc cảnh báo mối lo ngại về sự bùng phát của bệnh truyền qua đường nước khi có rất nhiều người đang sống trong các nơi trú ẩn tạm thời, trại dựng tạm trên đường phố. 

Để ứng phó, WHO đã kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp 8 triệu USD trong vòng 30 ngày đầu tiên sau thảm họa, nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế thiết yếu. Mục tiêu trước mắt là chăm sóc và phẫu thuật cấp cứu, giám sát dịch tễ để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đồng thời duy trì các dịch vụ y tế quan trọng như tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Ngoài điều trị chấn thương, WHO đang tập trung cung cấp thuốc cho bệnh nhân tiểu đường, tim mạch và đảm bảo phụ nữ mang thai có thể sinh con trong điều kiện an toàn. WHO cảnh báo rằng nếu không có nguồn tài trợ khẩn cấp, nhiều người sẽ thiệt mạng, hệ thống y tế vốn đã yếu kém của Myanmar sẽ tê liệt, và các đợt bùng phát dịch bệnh có thể xảy ra trong những tuần tới./.

 

Ngọc Ánh 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline