Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/07/2025 04:07

Tin nóng

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Chủ nhật, 06/07/2025

Mỹ: Khói cháy rừng khiến hàng nghìn người dân tử vong trong nhiều năm qua

Thứ bảy, 10/05/2025 06:05

TMO - Trong vòng 15 năm qua, khói từ các vụ cháy rừng ở Mỹ được cho là nguyên nhân khiến khoảng 15.000 người thiệt mạng. Tình trạng ô nhiễm không khí do cháy rừng ngày càng nghiêm trọng, đặt ra thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng và công tác ứng phó biến đổi khí hậu.

Thông tin từ Tạp chí Truyền thông thiên nhiên Trái đất & Môi trường, Nghiên cứu từ ông Nicholas Nassikas - bác sĩ và Giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ) chỉ ra rằng từ năm 2006-2020, cuộc khủng hoảng khí hậu đã gây ra khoảng 15.000 ca tử vong do tiếp xúc với các hạt vật chất nhỏ từ cháy rừng và gây thiệt hại khoảng 160 tỷ USD.

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong hằn năm là từ 130-5.100 người, với mức cao nhất ở các bang như Oregon và California. Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào các trường hợp tử vong liên quan đến việc tiếp xúc với các hạt mịn, hay còn gọi là PM2.5 - mối lo ngại lớn từ khói cháy rừng. Các hạt này có thể đi sâu vào phổi, gây ho và ngứa mắt khi tiếp xúc trong thời gian ngắn.

Nhưng về lâu dài, chúng có thể khiến các vấn đề sức khỏe hiện có tồi tệ hơn và dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe mãn tính và gây tử vong. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người già và người làm việc ngoài trời là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Viện Tác động Sức khỏe Hoa Kỳ ước tính chất ô nhiễm này đã gây ra 4 triệu ca tử vong trên toàn thế giới.

Đáng chú ý, có bằng chứng cho thấy PM2.5 từ khói cháy rừng độc hại hơn các nguồn ô nhiễm khác. Khi cháy rừng lan ra các thành phố, đốt cháy ô tô và các vật liệu chứa chất độc hại khác, nó làm gia tăng mối nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra - từ đốt than, dầu và khí đốt - với sự gia tăng các vụ cháy ở Bắc Mỹ.

Khói từ các vụ cháy rừng đã khiến hàng nghìn người dân Mỹ tử vong trong suốt 15 năm qua. (Ảnh minh hoạ). 

Sự nóng lên toàn cầu đang làm gia tăng hạn hán, đặc biệt là ở phía Tây và các kiểu thời tiết khắc nghiệt khác. Tình hình khô hạn cũng là yếu tố làm gia tăng các đám cháy rừng. Thảm thực vật và mùa khô kết hợp với nhiệt độ nóng hơn sẽ làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các vụ cháy rừng và khói từ đám cháy.

Theo nghiên cứu, trong số 164.000 ca tử vong liên quan đến phơi nhiễm PM2.5 do cháy rừng từ năm 2006-2020, 10% là do khủng hoảng khí hậu. Tỷ lệ tử vong cao hơn từ 30-50% ở một số bang và quận phía Tây nước Mỹ. Ông Nicholas Nassikas, tác giả nghiên cứu, bác sĩ và Giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ) cho biết các biện pháp quản lý đất đai như đốt theo quy định có thể làm giảm cháy rừng.

Nhưng cuối cùng, nghiên cứu chỉ rõ rằng nếu không giảm lượng khí thải nhà kính, vấn đề tử vong do khói cháy rừng sẽ tồi tệ hơn. "Nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức. Sau khi chúng ta hiểu được điều đó, chúng ta có thể triển khai những biện pháp can thiệp nào ở cấp độ cá nhân, cấp độ cộng đồng và sau đó là ở cấp độ lớn hơn trên toàn quốc và trên toàn thế giới", ông Nassikas nhấn mạnh.

Các tác giả của nghiên cứu đã dựa trên dữ liệu mô hình và dữ liệu hiện có để đưa ra những phát hiện của họ. Từ đó, nhóm nghiên cứu ước tính mức PM2.5 từ khói cháy rừng liên quan đến biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng cùng một phương pháp. Cuối cùng, kết hợp hiểu biết hiện tại về cách vật chất dạng hạt ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong dựa trên nghiên cứu đã công bố, họ ước lượng số ca tử vong liên quan đến PM2.5 do cháy rừng và tính toán ảnh hưởng của cháy rừng đến kinh tế.

 

 

Khánh Ly

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline