Hotline: 0941068156

Thứ năm, 26/12/2024 17:12

Tin nóng

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

Thứ năm, 26/12/2024

 Mỹ: Ghi nhận ca bệnh cúm gia cầm đầu tiên trên trẻ em

Chủ nhật, 01/12/2024 06:12

TMO - Mới đây Mỹ đã ghi nhận ca bệnh cúm gia cầm đầu tiên trên trẻ em. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước tăng cường giám sát cúm gia cầm trên người.

Được biết, cúm gia cầm H5N1 lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1996. Tuy nhiên, kể từ năm 2020, số lượng các đợt bùng phát cúm gia cầm ở chim hoang dã đã tăng theo cấp số nhân, cùng với sự gia tăng số lượng động vật có vú bị nhiễm bệnh.

Chủng virus cúm gia cầm này đã khiến hàng chục triệu gia cầm chết, chim hoang dã, động vật có vú sống trên cạn và dưới biển cũng bị nhiễm bệnh. Các trường hợp mắc bệnh ở người đã được ghi nhận ở châu Âu và Mỹ kể từ khi virus bùng phát, phần lớn ở thể nhẹ. Vào tháng 3, các trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm đã được phát hiện ở một số đàn bò sữa trên khắp nước Mỹ.

Giới chức y tế Mỹ tin rằng nguy cơ nhiễm cúm gia cầm đối với con người nói chung là thấp, mặc dù nguy cơ này cao hơn đối với những lao động làm việc trực tiếp với gia súc bao gồm chim, bò sữa và nhiều loại khác.

Giám đốc Phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh và đại dịch của WHO - bà Maria Van Kerkhove - phát biểu tại một cuộc họp báo rằng trong những năm gần đây, một số lượng nhỏ nhưng ngày càng tăng các ca nhiễm cúm gia cầm H5N1 ở người đã được phát hiện trên khắp thế giới.

"Những gì chúng ta cần thực hiện thực sự trên quy mô toàn cầu là giám sát cúm gia cầm chặt chẽ hơn ở động vật gồm chim hoang dã, gia cầm, động vật được biết là dễ bị nhiễm bệnh như lợn, bò sữa, qua đó hiểu rõ hơn về quá trình virus lưu hành ở những loài động vật này" - bà Maria Van Kerkhove phát biểu.

Đáng chú ý, các nhà chức trách Mỹ cho biết một trẻ em ở bang California đã trở thành trẻ đầu tiên ở Mỹ có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm gia cầm. Các quan chức y tế đã tiến hành kiểm tra và điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc với bệnh nhân tại trung tâm chăm sóc trẻ em của trường học. Trẻ này có các triệu chứng mắc bệnh nhẹ và hiện đang hồi phục tại nhà sau khi điều trị bằng thuốc kháng virus cúm.

(Ảnh minh hoạ). 

"Với ca mắc bệnh gần đây nhất này, 55 ca nhiễm cúm gia cầm H5 ở người đã được báo cáo tại Mỹ trong năm 2024, với 29 trường hợp ở bang California" - Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết. Bà Van Kerkhove xác nhận trừ 2 trường hợp trong số những người mắc cúm gia cầm nói trên, tất cả đều đã tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh.

"Chúng tôi chưa ghi nhận bằng chứng về việc virus cúm gia cầm lây nhiễm từ người sang người. Nhưng một lần nữa, đối với mỗi trường hợp phát hiện ở người này, chúng tôi mong muốn một cuộc điều tra rất kỹ lưỡng được tiến hành" - bà Van Kerkhove nói. "Chúng ta cần những nỗ lực mạnh mẽ hơn nhiều về việc giảm nguy cơ lây nhiễm từ loài này sang loài khác và sang con người", đặc biệt là thông qua xét nghiệm và trang bị bảo hộ phù hợp.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ xác nhận sự xuất hiện của cúm gia cầm H5N1 ở một con lợn tại một trang trại ở bang Oregon. Lợn là loài vật đặc biệt đáng lo ngại về sự lây lan của cúm gia cầm vì chúng có thể bị nhiễm đồng thời cả virus ở gia cầm và ở người, có thể hoán đổi gene để tạo thành một loại virus mới nguy hiểm hơn và dễ lây nhiễm sang người.

Bà Kerkhove cho biết, WHO luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với cúm gia cầm, vì vấn đề không phải là có hay không mà là khi nào. Theo bà, nguy cơ mắc cúm gia cầm đối với người dân trên toàn cầu nói chung vẫn ở mức thấp. Hầu hết các trường hợp bị cúm gia cầm trước đó là những công nhân nông trại đã tiếp xúc với gia cầm hoặc bò bị nhiễm bệnh. Theo CDC, không có trường hợp nào lây truyền từ người sang người liên quan đến cúm gia cầm H5N1, nhưng những công nhân chăn nuôi bò sữa và các công nhân nông trại khác được coi là có nguy cơ mắc virus cao hơn.

 

 

Văn Bình

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline