Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 12:07

Tin nóng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Thứ tư, 02/07/2025

Mù Cang Chải giảm nghèo từ những mô hình nông nghiệp hiệu quả

Thứ sáu, 28/02/2025 16:02

TMO - Tận dụng tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên kết hợp với chính sách hỗ trợ đồng bộ, hiệu quả của Nhà nước, các địa phương trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp qua đó góp phần cải thiện đời sống, giúp người dân thoát nghèo bền vững. 

UBND huyện Mù Cang Chải cho biết, những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững, trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm tăng năng suất, nâng cao giá trị nông sản chủ lực. Huyện vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện giao đất, giao rừng, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; trao cơ hội làm giàu cho nhiều hộ dân, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo bền vững.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mù Cang Chải cho biết, giai đoạn 2021 - 2024, các nguồn vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là hơn 1.093 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương hơn 677,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 10,9 tỷ đồng, còn lại là vốn tín dụng ưu đãi để triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững). Đối với Dự án 2 - đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, tổng vốn phân bổ 17 tỷ đồng, tổng vốn giải ngân 17 tỷ đồng. Năm 2023, hỗ trợ 2 mô hình trồng trọt, 1 mô hình chăn nuôi cho 248 hộ. Năm 2024, hỗ trợ 1 mô hình trồng trọt, 3 mô hình chăn nuôi cho 349 hộ… 

Xác định rõ, nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, Đảng bộ huyện Mù Cang Chải tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại nông - lâm nghiệp, thủy sản, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống mới vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, từng bước thay đổi tư duy sản xuất của người dân, dần hình thành các vùng sản xuất tập trung: trồng hoa hồng và rau màu hàng hóa tại xã Nậm Khắt (trên 55 ha); gạo nếp Tan tại xã Nậm Có, Cao Phạ (400 ha); vùng sản xuất gạo Séng cù tại xã Khao Mang, Lao Chải (300 ha)...

Nhờ liên kết trồng hoa hồng, hàng trăm hộ dân ở xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải đã có cuộc sống khá giả, giảm nghèo bền vững. 

Tại xã Nậm Khắt - địa phương đầu tiên của huyện Mù Cang Chải hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đời sống của người dân ngày càng ổn định nhờ phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả. Điển hình là trang trại trồng cà chua 2 ha được đầu tư gần 5 tỷ đồng của anh Nguyễn Văn Mùi ở thôn Lả Khắt. Giống cà chua Beep rất phù hợp với khí hậu Mù Cang Chải, nhất là ở Nậm Khắt, không cần kỹ thuật cao trong chăm sóc, chỉ cần chú ý bón phân trong thời điểm cây bắt đầu ra hoa, đậu quả.

Nhờ đầu tư nhà màng, hệ thống tưới nước sạch từ khe núi nên năng suất, chất lượng quả tốt, hạn chế sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học. Cà chua chín sẽ hái lần lượt từ gốc đến ngọn. Cà chua thường trồng từ khoảng tháng 3 - 4 Âm lịch, thu hoạch từ tháng 6 - 7, thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ đến 3 - 3,5 tháng mới hết vụ. Sản phẩm được đóng thùng nhựa rồi chuyển về bán buôn cho các chợ đầu mối ở Vĩnh Phúc, Hà Nội với giá dao động theo mùa (giữa vụ từ 5.000 - 10.000 đồng/kg tùy loại, lúc trái vụ có thể lên đến 30.000 - 40.000 đồng/kg). Trang trại còn tạo việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.

Bản Háng Đề Chu, xã Hồ Bốn có hơn 100 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống, địa phương này đã xây dựng nghị quyết phát triển cây su su - loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương; sản phẩm ngọn và quả có đầu ra ổn định. Từ diện tích 2,5 ha ban đầu, đến nay, diện tích trồng su su mang lại hiệu quả thiết thực, toàn xã đã tăng diện tích lên 3,5 ha Không chỉ su su, Hồ Bốn giờ đã có nhiều tổ hợp tác khác được thành lập như: Tổ hợp tác trồng lúa Séng cù do Hội Nông dân thực hiện; Tổ hợp tác trồng cây ăn quả do Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện; Tổ hợp tác trồng xả do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thực hiện; Tổ hợp tác trồng lạc đỏ, trồng ngô tí hon, trồng dưa trái vụ…

Các địa phương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế ổn định để nâng cao thu nhập. 

Cùng với cà chua, su su, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải tập trung chuyển đổi các diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các cây trồng có giá trị cao, mang lại thu nhập cho người dân như mô hình trồng hoa hồng, trồng nấm ở xã Nậm Khắt; trồng sâm Ngọc Linh ở xã Kim Nọi; trồng cà phê ở xã Khao Mang… 

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, 5 năm qua, ngành nông nghiệp huyện đã tổ chức gần 80 buổi với trên 150 lượt cán bộ, công chức về cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất nông nghiệp: chăn nuôi hàng hóa theo chuỗi giá trị; trồng dược liệu, cây ăn quả… Nhờ đó, toàn huyện hiện có 529 cơ sở chăn nuôi hàng hóa; trên 400 ha cây ăn quả; xây dựng được 15 sản phẩm OCOP; 7 dự án phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị; 700 ha lúa chất lượng cao... 

Theo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mù Cang Chải, cuối năm 2020, hộ nghèo đa chiều của huyện còn trên 54%, đến cuối năm 2024 giảm xuống còn gần 29%, tương đương gần 4.000 hộ nghèo. Dự kiến, hộ nghèo toàn huyện năm 2025 còn hơn 23%, là một trong số ít huyện đặc biệt khó khăn có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất của cả nước. Thời gian tới, huyện ban hành chính sách, cơ chế nhằm xây dựng mối liên kết chặt chẽ để tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

 

Thu Thảo

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline