Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 15:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Mông Cổ trải qua mùa Đông khắc nghiệt bất thường

Thứ năm, 28/03/2024 07:03

TMO - Hiện Mông Cổ đang phải trải qua một đợt thời tiết khắc nghiệt kép, khi lượng tuyết rơi rất dày đang cản trở động vật tiếp cận cỏ, cùng với đợt đóng băng cứng khiến đồng cỏ không thể khai thác. 

Liên đoàn Chữ thập đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo, Mông Cổ đang trải qua mùa Đông bất thường nhất trong nửa thế kỷ qua khi điều kiện thời tiết khắc nghiệt giết chết hơn 4,7 triệu động vật và đe dọa sinh kế cũng như nguồn cung cấp thực phẩm của hàng nghìn người. Tình hình thời tiết khắc nghiệt với biểu hiện đặc trưng là nhiệt độ giảm mạnh và băng tuyết dày bao phủ các khu vực chăn thả và cản trở khả năng tiếp cận thức ăn của gia súc. 

Tại Mông Cổ, có khoảng 300.000 người hoạt động chăn nuôi du mục truyền thống và sống dựa vào gia súc như dê và ngựa để làm thức ăn và bán ở chợ. Thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho những người chăn nuôi và gây gián đoạn trong việc đi lại, buôn bán và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục của nhiều người Mông Cổ, nhất là những người sống ở khu vực nông thôn, do tuyết rơi dày đặc khiến đường đi bị cản trở.

Thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho những người chăn nuôi tại Mông Cổ. 

Theo IFRC, kể từ tháng 11/2023, ít nhất 2.250 hộ gia đình chăn nuôi tại Mông Cổ đã mất hơn 70% đàn gia súc và hơn 7.000 gia đình hiện không được tiếp cận với thực phẩm đầy đủ. Thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến 3/4 diện tích Mông Cổ, nhưng dự báo tình hình sẽ còn tồi tệ hơn khi mùa đông tiếp tục kéo dài. Hiện đã là thời điểm của mùa xuân, nhưng mùa đông đang kéo dài ở Mông Cổ, tuyết vẫn còn và gia súc vẫn chết.

Tháng 2/2024, chính phủ Mông Cổ đã tuyên bố tình trạng sẵn sàng ứng phó và kéo dài đến ngày 15/5. Đồng thời, ngày 20/3, IFRC đã đưa ra lời kêu gọi gây quỹ để giảm bớt nỗi đau của những người mất sinh kế. Tại Mông Cổ, các gia đình chăn nuôi thường di chuyển theo mùa, họ đi khắp các vùng có đồng cỏ rộng lớn để chăn thả gia súc, vào những tháng mùa hè, họ trồng cỏ và hoa màu làm thức ăn cho gia súc vào mùa Đông. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, lượng tuyết rơi năm nay tại Mông Cổ đạt mức cao nhất trong 49 năm qua, bao phủ 90% diện tích quốc gia này với mức đỉnh điểm vào tháng 1/2024. Hiện Mông Cổ đang phải trải qua một đợt thời tiết khắc nghiệt kép, khi lượng tuyết rơi rất dày đang cản trở động vật tiếp cận cỏ, cùng với đợt đóng băng cứng khiến đồng cỏ không thể khai thác.

Quốc gia này cũng trải qua thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hơn nên đồng cỏ và người chăn nuôi không có thời gian để phục hồi giữa các đợt khác nhau. Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Mông Cổ là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng khí hậu, với nhiệt độ không khí trung bình tăng 2,1 độ C trong 70 năm qua.

Trong khi đó, các cơ quan của Liên hợp quốc cho biết, biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm gián đoạn 4 mùa rõ rệt của Mông Cổ, làm gia tăng các đợt hạn hán tái diễn vào mùa hè và mùa đông khắc nghiệt sau đó. IFRC dự báo, tác động của cuộc khủng hoảng thời tiết năm nay sẽ lớn hơn đợt thời tiết khắc nghiệt tấn công Mông Cổ năm 2010, làm chết 10,3 triệu gia súc.

 

 

Minh Vân

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline