Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 17:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Mở rộng triển khai, áp dụng Bộ chỉ số môi trường cấp quận, huyện

Thứ bảy, 08/10/2022 06:10

TMO - Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cho biết, dự kiến, năm 2023, sáng kiến “Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá công tác bảo vệ và quản lý môi trường (cấp quận, huyện) dựa trên điều tra cộng đồng”, sẽ thực hiện khảo sát tất cả các quận, huyện để có kết quả bao quát, làm nền tảng cho việc hoàn thiện bộ chỉ số áp dụng thực tiễn trong tương lai. 

Với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường tại địa phương, tăng cường mối quan hệ, ý thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng...thành phố Đà Nẵng đã triển khai sáng kiến “ Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá công tác bảo vệ và quản lý môi trường (cấp quận, huyện) dựa trên điều tra cộng đồng" (Sáng kiến). 

Sáng kiến do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng đề xuất, nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án “Chung tay Hành động bảo vệ nguồn nước”. Trong đó, Bộ Chỉ số đánh giá công tác bảo vệ và quản lý môi trường (cấp quận/huyện) dựa trên điều tra cộng đồng có khả năng áp dụng nhằm đánh giá khoa học, khách quan thực trạng bảo vệ và quản lý môi trường trên địa bàn.

Bộ Chỉ số cung cấp kênh thông tin, công cụ hiệu quả cho công tác điều hành quản lý; đồng thời tạo một kênh thông tin thúc đẩy vai trò của người dân trong công tác bảo vệ môi trường. Qua đó, góp phần tăng cường mối quan hệ, ý thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng.

Bộ Chỉ số đánh giá tỷ lệ người dân hài lòng với chất lượng môi trường, các dịch vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại thành phố 

Bộ Chỉ số gồm có các chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống, mức độ hài lòng của người dân với công tác cũng ứng, quản lý dịch vụ công liên quan đến môi trường trên địa bàn. Đồng thời, đánh giá tỷ lệ người dân hài lòng với chất lượng môi trường sống và làm việc, môi trường nước và không khí... và các dịch vụ liên quan đến bảo vệ môi trường như hệ thống thoát nước, trạm thu gom rác trên địa bàn thành phố.

Bộ Chỉ số cũng bao gồm các tiêu chí đánh giá tỷ lệ người dân nhận thức, nắm bắt chung về môi trường, lợi ích của việc bảo vệ môi trường, tỷ lệ người dân biết về các luật hiện hành về môi trường, về các quy định xử phạt, vai trò trách nhiệm và quyền lợi của người dân về công tác bảo vệ môi trường.

Sau hơn 1 năm triển khai sáng kiến từ tháng 10/2021 đến 10/2022, Viện nghiên cứu đã cơ bản hoàn thành các hoạt động của sáng kiến. Theo đó, sau khi hoàn thiện bảng hỏi với 20 câu, Viện đã thực hiện gửi bảng hỏi khảo sát người dân tại 4 quận: Hải Châu, Sơn Trà, Liên Chiểu, huyện HòaVang với nội dung về đánh giá theo cảm nhận của người dân.

Kết quả cho thấy, người dân có nhận thức cao về môi trường và bảo vệ môi trường, nhưng chưa cao về các quy định luật pháp, chính sách liên quan đến môi trường; hầu hết các quận, huyện đều nhận được mức độ khá hài lòng với công tác bảo vệ và quản lý môi trường; người dân ngày càng có ý thức thực hiện các hành vi quan tâm, bảo vệ môi trường.

Trên 50% người dân khảo sát cho rằng 3 hành động góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường gồm: tăng tái chế; không dùng đồ nhựa, túi nylon sử dụng 1 lần; trồng nhiều cây xanh. Bên cạnh đó, việc đọc thông tin, tìm hiểu của người dân trên các mạng xã hội rất phổ biến với khoảng 68% người được khảo sát. 

Dự kiến trong năm 2023, sáng kiến sẽ thực hiện khảo sát tất cả các quận, huyện để có kết quả bao quát, làm nền tảng cho việc hoàn thiện bộ chỉ số áp dụng thực tiễn trong tương lai. 

Từ những kết quả thu được từ thử nghiệm áp dụng bộ chỉ số, nhiều kiến nghị cũng đã được đề xuất, như: Cần tăng cường kết nối giữa người dân và cơ quan quản lý qua các kênh mạng xã hội; nghiên cứu đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải; kiên quyết xử lý với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường; chọn lọc dự án thân thiện môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; hiện đại hóa việc sử dụng công nghệ số trong công tác quản lý, kết nối thông tin…

Theo đánh giá của các ngành chức năng, bộ chỉ số đã đạt được mục tiêu đề ra như: Đánh giá được hiệu quả công tác bảo vệ và quản lý môi trường cấp quận, huyện trên địa bàn thành phố, làm cơ sở đề xuất, kiến nghị chính sách cho các cấp chính quyền; gia tăng sự tham gia của người dân trong quá trình nâng cao chất lượng môi trường sống, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.

Dự kiến, năm 2023, sáng kiến sẽ thực hiện khảo sát tất cả các quận, huyện để có kết quả bao quát, làm nền tảng cho việc hoàn thiện bộ chỉ số áp dụng thực tiễn trong tương lai. Việc lựa chọn địa bàn khảo sát (phường, xã) sẽ theo tiêu chí ngẫu nhiên không tập trung vào các điểm nóng như quy trình thử nghiệm.

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cho biết, sáng kiến là một trong những giải pháp hiệu quả trong quá trình xây dựng Đà Nẵng thành phố môi trường. Thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp Viện trong thời gian tới và nâng cấp thành đánh giá thường niên. Sau mô hình thí điểm này, trên cơ sở góp ý của các chuyên gia và các địa phương liên quan để hoàn thiện hơn bộ chỉ số, và được sự phê duyệt của UBND thành phố, sẽ thực hiện triển khai toàn thành phố. 

 

 

Thanh Tâm 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline