Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 19:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản chính ngạch

Thứ sáu, 25/11/2022 02:11

TMO - Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố hoàn thành mở cửa thị trường Nhật Bản cho nhãn, thị trường Trung Quốc cho khoai lang và thị trường New Zealand cho chanh, bưởi của Việt Nam.

Năm 2022 có thể được coi là một năm thắng lợi nhất từ trước đến nay với nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam được phép tiếp cận đến các thị trường thế giới. Trước tiên, là sản phẩm chanh leo của Việt Nam được nhập khẩu vào Trung Quốc với các quy định tạm thời. Tiếp đến, sầu riêng và chuối của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa hai nước. Mới đây, hai bên đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc. Ngày 22/11/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã công bố trên trang website của mình về yêu cầu kiểm dịch này.

Thu hoạch khoai lang tại "thủ phủ" khoai lang lớn nhất cả nước Bình Tân-Vĩnh Long. Ảnh: Giang Lam 

Các sản phẩm khoai lang tươi được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc, có tên la-tinh là ipomoea batatas, tên tiếng Anh là sweet potato, có nguồn gốc sản xuất từ Việt Nam, xuất khẩu sang Trung Quốc không dùng vào mục đích trồng trọt. Để bảo đảm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cơ sở trồng trọt và chế biến khoai lang phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ thẩm định danh sách doanh nghiệp do cơ quan chức năng Việt Nam cung cấp và công bố, cập nhật thường xuyên trên website chính thức của mình.

Theo yêu cầu của cơ quan chức năng Trung Quốc, các sản phẩm khoai lang của Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản lý, giám sát trước khi xuất khẩu, bao gồm các yêu cầu về trồng trọt và giám sát, chế biến, bảo quản, đóng gói và vận chuyển. Các lô hàng khoai lang xuất khẩu sang Trung Quốc, phải được cơ quan chức năng Việt Nam kiểm tra ngẫu nhiên với tỷ lệ 2% tổng trọng lượng. Các lô hàng đạt yêu cầu, được cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật theo tiêu chuẩn quốc tế, với các thông tin về cơ sở trồng trọt, doanh nghiệp chế biến, mã số đăng ký, sẽ được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, qua các cửa khẩu được chỉ định, có khu vực giám sát, quản lý đối với lương thực nhập khẩu.

Vừa qua, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) cũng đã công bố cho phép quả nhãn tươi của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Nhật Bản vào ngày 18/11/2022, đây là loại quả thứ 4 được phép xuất khẩu sang thị trường này (sau thanh long, xoài và vải). Quả nhãn sẽ phải áp dụng biện pháp xử lý lạnh nhằm đảm bảo không có rủi ro nhiễm ruồi đục quả Bactrocera dorsalis. 

Quả nhãn tươi Việt Nam là loại quả thứ 4 được phép xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 

Cục Bảo vệ thực vật phải mất 6 tháng chỉ để xây dựng và thống nhất phương pháp thí nghiệm xử lý trái nhãn trước khi xuất sang Nhật. Về yêu cầu kỹ thuật xuất khẩu trái nhãn, Nhật yêu cầu quả nhãn tươi được sản xuất tại các vùng trồng được đăng ký, vận chuyển tới Nhật Bản qua đường biển và hàng không. Lô hàng này đã được xử lý kiểm dịch thực vật bằng phương pháp xử lý lạnh, ở mức nhiệt độ dưới 1,3 độ C trong thời gian 13 ngày tại các cơ sở xử lý được phê duyệt. Các lô hàng xuất khẩu nhãn tươi kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp. Đồng thời đảm bảo không có đối tượng kiểm dịch thực vật sau khi đã được kiểm tra kiểm dịch của cơ quan bảo vệ thực vật. Phần khai báo bổ sung nêu rõ không có ruồi đục quả Bactrocera dorsalis

Ngoài ra, chanh và bưởi của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường New Zealand. Theo đó, vườn trồng được quản lý dịch hại các đối tượng kiểm dịch thực vật mà New Zealand quan tâm và được cấp mã số cùng cơ sở đóng gói. Sản phẩm phải được chiếu xạ kèm và theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. 

Quả bưởi, chanh xuất khẩu sang thị trường NewZealand cần đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của nước bạn. Ảnh: TL 

Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức các sự kiện xuất khẩu lô hàng đầu tiên đối với các sản phẩm trên. Đồng thời, Cục Bảo vệ thực vật sẽ triển khai tập huấn, hướng dẫn cho các địa phương và các bên liên quan các quy định của Trung Quốc, New Zealand và Nhật Bản về các yêu cầu nhập khẩu đối với khoai lang, chanh, bưởi và nhãn. Cục Bảo vệ thực vật và các cơ quan chuyên ngành tại các địa phương sẽ cùng đồng hành với các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở đóng gói và nông dân đảm bảo cho các lô hàng khoai lang, nhãn, chanh, bưởi nhanh chóng đến với người tiêu dùng của Trung Quốc, New Zealand, Nhật Bản.

 

 

Minh Thanh 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline