Hotline: 0941068156
Thứ năm, 23/01/2025 02:01
Chủ nhật, 29/01/2023 21:01
TMO - Tỉnh Sơn La đặt mục tiêu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh năm 2023 đạt 184 triệu USD, tăng 5,24% so với năm 2022. Trong đó, sản phẩm nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt 171,8 triệu USD, tăng 5,29% so với năm 2022 góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới.
Kế hoạch Xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2023 được triển khai nhằm xây dựng, phát triển vùng sản xuất có quy mô lớn, áp dụng quy trình trồng, chăm sóc và thu hái tốt để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản. Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm đã được xây dựng thương hiệu, cấp chứng nhận VietGAP, mã số vùng trồng, văn bằng bảo hộ…nhằm tạo dựng, duy trì thương hiệu nông sản Sơn La tại thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng tiêu chuẩn, quy định nhập khẩu hàng hóa của các quốc gia.
Đống thời, phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyên thu gom, sơ chế, đóng gói nông sản đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu. Phát triển các dịch vụ logistics, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử để kết nối giao thương, đa dạng hóa thi trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh có tiềm năng, lợi thế và điều kiện sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng..
Tỉnh Sơn La đặt mục tiêu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh năm 2023 đạt 184 triệu USD, tăng 5,24% so với năm 2022: Trong đó, sản phẩm nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt 171,8 triệu USD, tăng 5,29% so với năm 2022 góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới. Sản phẩm nông sản, thực phẩm: Đối với trái cây, số lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt trên 18.700 tấn (tăng 0,98% so với năm 2022). Giá trị tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 25,26 triệu USD (tăng 26,15% so với năm 2022).
Năm 2023, tỉnh Sơn La đặt mục tiêu sản phẩm nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt 171,8 triệu USD
Trong đó, sản phẩm Xoài tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 8.000 tấn (bao gồm 3.000 tấn quả tươi; 3.500 tấn quả tươi đưa vào sơ chế, chế biến xuất khẩu tại các nhà máy ngoài tỉnh; 1.500 tấn sản phẩm xoài IQF, nước ép xoài cô đặc...). Giá trị xoài tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 4,88 triệu USD, thị trường tham gia xuất khẩu chủ yếu: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga...
Sản phẩm Nhãn tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 4.500 tấn sản phẩm (gồm 1.300 tấn quả nhãn tươi, 3.000 tấn long nhãn và 200 tấn nước ép nhãn). Giá trị nhãn tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 17,54 triệu USD, thị trường tham gia xuất khẩu chủ yếu: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc....Sản phẩm Chuối tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 4,500 tấn. Giá trị chuối tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 1,37 triệu USD với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc. Đối với sản phẩm Chanh leo dự kiến tham gia xuất khẩu đạt 1.000 tấn với giá trị xuất khẩu đạt 1,13 triệu USD tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Thụy Sỹ, Pháp...
Nông sản chế biến và nông sản khác, dự kiến số lượng sản phẩm nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu năm 2023 đạt trên 158.000 tấn (tăng 12,24% so với năm 2022); giá trị nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt trên 146,55 triệu USD (tăng 2,37% so với năm 2022).
Trong đó sản phẩm Chè tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 11.100 tấn với giá trị xuất khẩu ước đạt 23,3 triệu USD (tăng 8% so với năm 2022) với thị trường chủ yếu tại Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan... Sản phẩm Cà phê tham gia xuất khẩu ước đạt 31.500 tấn với giá trị xuất khẩu khoảng 83,1 triệu USD tại các thị trường EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, các nước Trung Đông và ASEAN. Sản phẩm Sắn tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến khoảng 94.000 tấn với giá trị xuất khẩu đạt 35,65 triệu USD tập trung tại thị trường Trung Quốc và các sản phẩm nông sản chế biến khác: Dứa, ngô ngọt, rau chân vịt… tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 2.000 tấn; giá trị tham gia xuất khẩu đạt 375 nghìn USD (tăng 2,2% so với năm 2022).
Tổng giá trị các sản phẩm khác của tỉnh tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 12,2 triệu USD (tăng 4,57% so với năm 2022). Các mặt hàng chủ yếu: Sản phẩm xi măng tham gia xuất khẩu ước đạt 134.500 tấn; Giá trị tham gia xuất khẩu khoảng 10,8 triệu USD. Thị trường xuất khẩu: Lào, Trung Quốc; Điện thương phẩm: giá trị điện thương phẩm tham gia xuất khẩu ước đạt 150 nghìn USD. Thị trường xuất khẩu: Lào (qua trạm Lóng Sập). Sản phẩm Dệt may: Giá trị tham gia xuất khẩu khoảng 450 nghìn USD. Thị trường xuất khẩu: Ấn Độ.
Việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản của các địa phương tại tỉnh. Ảnh: ND
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp nhằm quản lý, giám sát đối với các diện tích đã được cấp VietGAP, GlobalGAP, mã số vùng trồng; Hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; Tiếp tục tổ chức cấp mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu... Tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, giống cây trồng; Phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; Hướng dẫn, công nhận vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương tham mưu với UBND tỉnh Kế hoạch xúc tiến thương mại và Phát triển thương mại điện tử tỉnh Sơn La năm 2023. Tổ chức tham gia các chương trình chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử, Hội nghị kết nối cung cầu... để quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm của cả tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về các Hiệp định Thương mại nhất là Hiệp định Thương mại tự do với các doanh nghiệp, HTX và người dân.
UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục rà soát các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế phát triển của địa phương, hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, từng bước nâng cao chuỗi giá trị cho các loại cây ăn quả chủ lực, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ban hành kế hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn...
Minh Nguyễn
Bình luận