Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 20:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

Mở rộng diện tích trồng dược liệu dưới tán rừng

Thứ ba, 25/03/2025 06:03

TMO - Tỉnh Bắc Kạn là địa phương có độ che phủ rừng cao; đất đai và khí hậu đa dạng, phù hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó, cây dược liệu có lợi thế để phát triển. Những năm qua, nhiều mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân trong khu vực.

Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua ngành Nông nghiệp và Môi trường Bắc Kạn đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học bảo tồn phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường, Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên 485.996ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp (năm 2024) là 417.518ha, độ che phủ rừng đạt 73,38%. Việc trồng cây dược liệu dưới tán rừng là một phương pháp canh tác bền vững, kết hợp giữa bảo vệ môi trường và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn có địa hình đồi núi, khí hậu ôn hòa và mưa nhiều, có điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại cây rừng, đặc biệt là những loại cây cần độ ẩm cao và khí hậu mát mẻ. Điều này giúp tỉnh có thể phát triển mô hình rừng hỗn hợp và các cây dược liệu quý, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: Nhân sâm, đinh lăng, hoàng kỳ, nghệ, bách bộ, sa nhân…

Những loại cây này không chỉ có giá trị cao trong ngành y dược, mà còn có thể giúp bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên. Tại xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, mô hình trồng sa nhân tím của một số hợp tác xã bước đầu đem lại những tín hiệu tích cực.

Với khoảng 3.000m2 cây sa nhân tím, sau khi trồng thử nghiệm, đến năm thứ 3 cây đã cho thu hoạch, chất lượng quả được đánh giá tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương, người dân thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/1.000m2. Đến nay nhiều bà con trên địa bàn xã trồng xen kẽ sa nhân tím dưới tán rừng với diện tích khoảng 1ha.

Có thể nhận thấy việc trồng cây dược liệu dưới tán rừng giúp duy trì hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ đất khỏi xói mòn và giảm thiểu sự mất mát đa dạng sinh học. Giúp điều hòa nhiệt độ, giữ ẩm cho đất, tạo ra môi trường lý tưởng cho cây dược liệu phát triển. Việc trồng dược liệu dưới tán rừng giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập mà không cần phải khai thác rừng.

Một số cây dược liệu, như sâm, đinh lăng, nghệ, có giá trị kinh tế cao, bảo tồn nhiều loại cây có giá trị dược phẩm, đồng thời tạo ra nguồn dược liệu tự nhiên bền vững. Điều này không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm rừng mà còn góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý việc phát triển kinh tế dưới tán rừng cần đảm bảo sự phát triển của tán rừng.

Đồng thời, cần tính toán tỷ lệ che phủ của cây dược liệu sao cho không làm ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển của tán rừng, để giữ được cân bằng sinh thái. Có kế hoạch quản lý chặt chẽ để đảm bảo rằng việc thu hoạch cây dược liệu không làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng lâu dài. Với những lợi thế về tài nguyên rừng phong phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi, và các chính sách hỗ trợ, Bắc Kạn sẽ trở thành địa phương đi đầu trong việc phát triển kinh tế rừng bền vững.

Mô hình trồng cây cà gai leo của người dân huyện Na Rì. (Ảnh: NT). 

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bắc Kạn, vùng núi đá vôi lớn của tỉnh ở các huyện Ba Bể, Na Rì, Chợ Ðồn còn lưu giữ nhiều nguồn gien thực vật quý hiếm có giá trị cao như ba kích, hà thủ ô, đẳng sâm, thổ phục linh, kê huyết đằng, bình vôi...

Ngoài ra, Bắc Kạn hiện có nhiều cây dược liệu thuộc 190 họ thực vật khác nhau. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác, phát huy tương xứng với giá trị. Do đó, chú trọng đánh thức tiềm năng cây dược liệu đang là nhiệm vụ được tỉnh Bắc Kạn đặt nhiều nỗ lực, quyết tâm và kỳ vọng.

Được biết, năm 2023, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 8/2/2023 Triển khai thực hiện Dự án Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Dự án 3 tiểu dự án 2, nội dung số 02 tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Dự án dược liệu quý).

Triển khai thực hiện, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã phối hợp với Viện Dược liệu tổ chức khảo sát, đánh giá lựa chọn địa điểm triển khai vùng trồng dược liệu, tổ chức thẩm định Dự án dược liệu quý trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Dự án sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay tín dụng chính sách xã hội của Trung ương và địa phương; vốn xã hội hóa từ đóng góp của các cá nhân, tổ chức, đơn vị và các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, Bắc Kạn sẽ tiếp tục vận dụng các chính sách linh hoạt, kêu gọi các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân tham gia trồng, sản xuất, chế biến dược liệu; nghiên cứu, sử dụng, chọn tạo ra giống cho năng suất, chất lượng tốt phù hợp đặc điểm khí hậu, đất đai. Tỉnh cũng ưu tiên dành nguồn kinh phí thực hiện các dự án nghiên cứu bảo tồn, phát triển dược liệu, đào tạo nguồn nhân lực; chú trọng khâu sản xuất, phát triển các loại giống bản địa. Sản xuất giống dược liệu nhập nội để tạo nguồn nguyên liệu trong tỉnh bao gồm: actisô, bạch truật, bạc hà, đương quy, tam thất.../.

 

 

Hoàng Nam

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline