Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 27/07/2025 17:07

Tin nóng

Thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá "03 không"

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ nhật, 27/07/2025

Mở rộng diện tích, khai thác lợi thế cây dược liệu

Thứ bảy, 08/03/2025 06:03

TMO - Tỉnh Thái Nguyên hiện có nhiều sản phẩm chế biến từ cây dược liệu đã khẳng định được giá trị và có thương hiệu trên thị trường. Hơn hết, cây dược liệu đang trở thành một hướng đi đầy triển vọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của người dân, mang lại giá trị cao gấp nhiều lần cây trồng khác.

Kết quả điều tra của Viện Dược liệu, cả nước hiện có hơn 5.110 loài cây thuốc. Nhu cầu về nguyên liệu dược ở trong nước hiện nay vào khoảng 60.000-80.000 tấn/năm, trong khi nguồn cung mới đáp ứng được khoảng 20-30%. Do đó, việc quản lý cây trồng, khai thác bền vững nguồn dược liệu tự nhiên trong các hệ sinh thái rừng ở Việt Nam hết sức cần thiết. Theo thống kê, tổng diện tích trồng cây dược liệu của tỉnh Thái Nguyên hiện vào khoảng trên 6.000ha, trong đó, cây dược liệu lâu năm là trên 5.200ha (chủ yếu là cây quế), còn lại là cây dược liệu hằng năm.

Tại địa bàn xã Phú Thượng (huyện Võ Nhai), đây là địa phương trồng nhiều cây dong riềng đỏ để làm thuốc nam. Cây dong riềng đỏ được người dân trồng chủ yếu trên những chân ruộng cao, khó khăn về nguồn nước tưới. Mỗi năm cây dong riềng cho thu hoạch 2 lần, trung bình 1 sào thu được khoảng 400kg (gồm thân, lá và củ). Tùy từng thời điểm, giá bán dao động từ 20-27 nghìn đồng/kg, nếu trừ hết chi phí mỗi sào cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Theo người dân trồng dong riềng đỏ cho biết, trồng cây này không mất nhiều công chăm sóc, cả vụ chỉ làm cỏ 2-3 lần.

Lại không mất tiền mua giống vì chủ yếu nhân giống từ vụ trước cho vụ sau, không mất chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật vì cây không cần phun thuốc…Trồng dong riềng đỏ không những tận dụng được diện tích đất cằn cỗi, bạc màu, gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp mà còn đem lại thu nhập cao gấp 2-3 lần so với lúa, ngô và một số loại cây màu khác.

Ngoài cây dong riềng đỏ, hiện nay nhiều hộ dân còn trồng các loại cây dược liệu khác như: bán chi liên, tía tô, dành dành. Cùng với dong riềng, người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn đưa nhiều cây dược liệu vào trồng, như: Cà gai leo, thìa canh, gừng, sả được trồng ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Phấn Mễ (Phú Lương) với tổng diện tích trên 18ha; đinh lăng, xạ đen, kim ngân, khúc khắc, bò khai được trồng ở các xã Phú Lạc, An Khánh (Đại Từ) với tổng diện tích trên 3ha…

Ngoài ra, một số loại cây dược liệu như: Hà thủ ô, cát sâm, đàn hương, sa nhân, ba kích, trà hoa vàng,… được trồng phân tán trong vườn nhà, dưới tán rừng với quy mô nhỏ lẻ tại các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương và TP. Sông Công. Cùng với sự chủ động của người dân, từ năm 2015 đến nay, từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngành chức năng và các địa phương đã triển khai các mô hình trồng cây dược liệu, như: Trồng cây cát sâm, đinh lăng, ba kích, khôi nhung… tại huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ; trồng cây quế tại huyện Định Hóa;… Với diện tích trồng cây dược liệu tương đối lớn, khoảng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham gia trồng, chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu.

Người dân chăm sóc diện tích trồng cà gai leo. (Ảnh: HL). 

Qua đó, góp phần nâng cao giá trị, hướng đến phát triển bền vững cây dược liệu. Các chủ thể, hợp tác xã (HTX) và các doanh nghiệp đã thu mua các loại cây dược liệu ở nhiều nơi trong tỉnh chế biến thô để bán cho khách hàng có nhu cầu.

Đặc biệt, một số người dân còn mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, máy móc để chế biến sâu các sản phẩm từ cây dược liệu. So với bán thô thì bán sản phẩm qua chế biến cao gấp 10-15 lần. Để mở rộng diện tích cũng như nâng cao giá trị cây dược liệu, các ngành chức của tỉnh đã và đang rà soát, quy hoạch quỹ đất có tiềm năng phát triển cây dược liệu. Đưa các giống cây dược liệu quý, có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái và đáp ứng được nhu cầu của thị trường để sản xuất cung ứng giống cây dược liệu phục vụ cho người dân và các chương trình, dự án.

Tổ chức tập huấn, xây dựng các mô hình chuyển giao kỹ thuật; xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Khuyến khích các hộ nông dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển thành vùng sản xuất cây dược liệu tập trung. Cùng với đó là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, khai thác, chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Để ngành dược liệu đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu, trong những năm gần đây Trung ương đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cây dược liệu, trong đó xác định 3 định hướng về phát triển dược liệu, đó là: Phải nhìn nhận lại vai trò của dược liệu trong phạm vi quốc gia, từng địa phương; phát triển dược liệu phải gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu; phải tổ chức lại ngành dược liệu trong tất cả các khâu từ giống, trồng, thu hoạch, sản xuất.

Qua khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển lâm nghiệp, tỉnh Thái Nguyên có nhiều thuận lợi để phát triển ngành dược liệu như: Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, thuận lợi phát triển cây dược liệu; đa dạng về nguồn tài nguyên dược liệu thực vật, dược liệu động vật; trên địa bàn tỉnh có nhiều mô hình trồng dược liệu (cát sâm, đinh lăng, ba kích, khôi nhung, sạ đen, nghệ, giảo cổ lam, sa nhân, sâm bố chính…); Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi từ Trung ương đến địa phương đều rất thuận lợi cho việc phát triển cây dược liệu.

Do đó, việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh để mở rộng diện tích trồng cây dược liệu mở ra nhiều cơ hội mới cho người trồng cũng như các chủ thể, doanh nghiệp, đơn vị…chế biến sâu nguồn nguyên liệu quý giá này.

 

 

Thành Chung

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline