Hotline: 0941068156

Thứ hai, 02/12/2024 21:12

Tin nóng

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Thứ hai, 02/12/2024

Mở đợt cao điểm xử lý tàu cá không đăng kiểm, không đăng ký, không giấy phép

Thứ tư, 06/11/2024 06:11

TMO - Trong Công điện số 111/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân 28 tỉnh, thành có biển phải xử lý dứt điểm trước ngày 20/11 đối với tàu cá "3 không": Không đăng kiểm, Không đăng ký, Không giấy phép.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ có Công điện về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: NN&PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao, Công an, Quốc phòng; Chủ tịch UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển và Chủ tịch các Hội, Hiệp hội: Thủy sản Việt Nam, Cá ngừ Việt Nam, Chế biến và Xuất khẩu thủy sản.

Công điện nêu rõ, qua bốn đợt thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC), kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU đã có sự chuyển biến, đạt được những kết quả cụ thể, được phía EC ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mục tiêu, nhiệm vụ chưa đạt, chậm hoàn thành liên quan đến các nội dung về đăng ký, cấp Giấy phép khai thác thủy sản, xử lý tàu cá "3 không" (tàu cá không đăng kiểm, không đăng ký, không giấy phép); vi phạm quy định về lắp đặt và quản lý, vận hành thiết bị giám sát tàu cá (VMS). Đặc biệt, tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên chủ yếu do khâu tổ chức triển khai thực hiện tại một số địa phương; người đứng đầu tại một số nơi thiếu sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, chưa quan tâm đúng mức, thiếu kiểm tra, thanh tra, giám sát; một số lực lượng chức năng có tình trạng trục lợi, bao che, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU…

Ngoài ra, còn có trách nhiệm của một số Bộ, ngành trung ương chưa làm tròn trách nhiệm quản lý nhà nước được giao... Để quyết tâm gỡ cảnh báo "Thẻ vàng", từ nay đến trước khi Đoàn Thanh tra của EC sang kiểm tra thực tế tại Việt Nam lần thứ 5, Thủ tướng yêu cầu cần tập trung nguồn lực, xử lý dứt điểm các nội dung trọng tâm, cấp bách.

Các Ban, Bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức quán triệt, phân công cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, thời gian hoàn thành, kết quả đạt được để triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU tại Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ và các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

(Ảnh minh hoạ).

Gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU. Chủ động, phối hợp kịp thời giữa các Bộ, ngành, địa phương và các lực lượng trong công tác chia sẻ thông tin, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi khai thác IUU. Chỉ đạo các lực lượng thực thi pháp luật trực thuộc trong tháng 11 mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý tàu cá "3 không", tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động…

Việc xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" hoàn thành trước ngày 20-11-2024. Đồng thời ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, rà soát, xác định các khu vực, các tàu cá thường xuyên vi phạm đánh bắt ở các vùng biển nước ngoài để tập trung lực lượng kiểm soát, ngăn chặn xử lý, nhất là tại các tỉnh: Kiên Giang, Bình Định, Cà Mau. Đảm bảo nguồn lực, kinh phí, khẩn trương hoàn thành việc khắc phục các tồn tại, hạn chế; chuẩn bị nội dung và các điều kiện tốt nhất để đón và làm việc với Đoàn Thanh tra EC lần thứ 5; không để bị động, bất ngờ ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của cả nước.

Giao nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT tiếp tục nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2024, Nghị định số 38/2024, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 15-12-2024. Bộ NN&PTNT chủ trì với Bộ TT&TT, Bộ KH&CN rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về thiết bị, gắn thiết bị kết nối trên các tàu cá để đảm bảo chất lượng và phòng ngừa các hành vi tháo gỡ, tắt thiết bị VMS. Kiện toàn hệ thống kiểm ngư từ trung ương đến địa phương.

Đảm bảo đủ nguồn lực, kinh phí, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu chống khai thác IUU. Thiết lập cơ sở chỉ huy chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến các chi cục Kiểm ngư Vùng và Kiểm ngư địa phương 28 tỉnh, thành phố ven biển. Chủ trì, phối hợp với các địa phương sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét các dự án đầu tư, nâng cấp các cảng cá trọng điểm.

Lực lượng chức năng tuần tra, giám sát các tàu cá khai thác hải sản trên biển. (Ảnh minh hoạ).

Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, xử lý tàu cá "3 không", đảm bảo hoàn thành trước ngày 20-11-2024. Bộ Quốc phòng được giao chỉ đạo các lực lượng hải quân, biên phòng, cảnh sát biển chủ trì, phối hợp với kiểm ngư và các lực lượng chấp pháp trên biển tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng biển giáp ranh với các nước thường xuyên có tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp.

Bộ Công an tập trung chỉ đạo công an các lực lượng và công an 28 địa phương ven biển kiểm soát tình trạng tàu cá mua bán, chuyển nhượng không thực hiện sang tên đổi chủ, tàu cá "3 không"... Tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm khai thác IUU. Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nước có liên quan tăng cường hợp tác với nước sở tại trong việc chia sẻ, trao đổi thông tin bắt giữ, xử lý tàu cá, ngư dân Việt Nam, cung cấp kịp thời cho lực lượng chức năng trong nước để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật Việt Nam.

Chủ tịch UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện của địa phương mình. Các Hội, Hiệp hội thủy sản và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ban hành nội quy quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải tuân thủ quy định về chống khai thác IUU...

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay, số lượng tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên đã lắp đặt thiết bị VMS đạt gần 99%, tương đương gần 28.500 tàu. Từ đầu năm đến nay, số tàu cá bị nước ngoài bắt giữ đã giảm 80% so với năm 2017. Những hạn chế từ 4 lần thanh tra trước đã được nỗ lực khắc phục.

Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương tổng rà soát, hoàn thành việc đánh dấu tất cả tàu cá, kẻ số đăng ký tàu cá ra vào cảng, xuất nhập bến, không lặp lại vi phạm mà đoàn Thanh tra của EC đã phát hiện tại cảng cá Tân Phước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ nay đến khi EC kiểm tra lần thứ 5, vai trò địa phương trong thực thi khung pháp lý đã hoàn thiện và các khuyến nghị của EC sẽ là yếu tố quyết định việc gỡ thẻ vàng.

 

 

Minh Thu

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline