Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 11/05/2025 16:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Chủ nhật, 11/05/2025

Mật độ khí nhà kính, mực nước biển tăng cao kỷ lục

Thứ sáu, 08/09/2023 07:09

TMO - Mật độ khí nhà kính, mực nước biển trên toàn cầu và hàm lượng nhiệt ở đại dương đã tăng lên các mức cao kỷ lục trong năm 2022.

Báo cáo của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) về "Tình trạng khí hậu toàn cầu năm 2022" cho thấy, năm 2022 mật độ khí nhà kính trên toàn cầu ở mức 417,1 ppm, tăng 2,4 ppm so với năm 2021 và cao hơn 50% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là mức cao nhất trong 800.000 năm qua kể từ khi các dữ liệu được thu thập. Nhiệt độ bề mặt đại dương và mực nước biển trên toàn cầu cũng tăng lên các mức cao nhất trong lịch sử.

Ảnh minh họa. 

Theo NOAA, trong 50 năm qua, đại dương đã hấp thụ hơn 90% nhiệt lượng do khí nhà kính bị giữ lại trong khí quyển. Hàm lượng nhiệt đại dương trên toàn cầu, tính từ bề mặt đại dương đến độ sâu 2.000m, tiếp tục tăng và chạm mốc kỷ lục mới vào năm 2022. Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng năm thứ 11 liên tiếp, đạt mức kỷ lục mới là 101,2 mm so với mức trung bình năm 1993, khi các vệ tinh bắt đầu ghi số liệu.

Trong khi đó, nhiệt độ trung bình hằng năm trên bề mặt Trái Đất cao hơn 0,25-0,30 độ C so với mức trung bình giai đoạn 1991-2020. Điều này đã khiến năm 2022 trở thành một trong 6 năm nóng nhất được ghi nhận kể từ giữa thế kỷ 19. Năm 2022 cũng là năm nóng nhất trong số những năm xảy ra hiện tượng La Nina vốn làm mát bầu khí quyển, trái ngược với các tác động của chu kỳ nóng lên El Nino.

Cũng theo NOAA, các đợt sóng nhiệt đã phá vỡ các kỷ lục nhiệt độ trên toàn cầu. Tháng 7 vừa qua, khu vực Tây Âu hứng chịu một đợt nắng nóng gay gắt kéo dài 14 ngày. Một trạm thời tiết ở vùng England (Anh) lần đầu ghi nhận nhiệt độ 40 độ C, trong khi hơn 100 trạm thời tiết ở Pháp báo cáo các mức nhiệt cao kỷ lục. Nắng nóng khắc nghiệt ở châu Âu đã khiến các sông băng trên dãy núi Alps tan nhanh chưa từng thấy. Tại Trung và Đông Á, nhiệt độ cao kỷ lục trong mùa Hè đã dẫn đến tình trạng khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến hơn 38 triệu người và gây thiệt hại kinh tế lên đến 4,75 tỷ USD.

Báo cáo "Tình trạng khí hậu toàn cầu" được công bố hàng năm, cung cấp thông tin cập nhật về các chỉ số khí hậu trên Trái đất dựa trên sự đóng góp của hơn 570 nhà khoa học ở hơn 60 quốc gia trên thế giới.

 

 

Đạt Lê 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline