Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 13:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Maroc nỗ lực khắc phục hậu quả sau thảm họa động đất

Thứ hai, 11/09/2023 07:09

TMO - Bộ Nội vụ Maroc cho biết, tổng số thương vong ghi nhận trong trận động đất xảy ra đêm 8/9 đã lên đến hơn 4.500 người, trong đó 2.122 người chết và hơn 2.400 người bị thương.

Bộ Nội vụ Maroc cho biết, hàng nghìn người đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất sau động đất. Lực lượng cứu hộ tại Maroc đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm người bị nạn mắc kẹt trong những đống đổ nát với hy vọng còn sống sau thảm họa động đất trên. Nước sạch, thực phẩm, cùng nhiều nhu yếu phẩm được cung cấp đến người dân ở các khu vực chịu ảnh hưởng. Động đất đã tàn phá các vùng núi gần thành phố Marrakech. Các nhân viên cứu trợ đối mặt khó khăn trong việc tiếp cận những ngôi làng bị ảnh hưởng nặng nhất ở các vùng xa xôi quanh dãy núi High Atlas hiểm trở.

Bộ Quốc phòng quốc gia này đã tăng cường thêm nhiều đơn vị bộ đội tới khu vực xảy ra động đất để đẩy nhanh quá trình tìm kiếm nạn nhân sống sót, cấp cứu người bị thương và trợ giúp những người bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo các nguồn tin từ hiện trường động đất, vẫn còn một số cộng đồng dân cư nằm sâu trong các hẻm núi mà lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận được, do đường vào đã bị đất đá vùi lấp. Hàng trăm trung tâm tiếp nhận hiến máu tình nguyện đã được mở ra tại hầu hết các thành phố trên khắp đất nước, nhằm huy động đủ cơ số máu cứu chữa số người bị thương ngày càng tăng và đang gây quá tải cho các cơ sở y tế địa phương.

Maroc đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau thảm họa động đất. 

Nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, như Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) gửi lời chia buồn tới người dân Maroc. WHO sẵn sàng hỗ trợ Maroc đáp ứng những nhu cầu trước mắt về y tế.

Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha thông báo, Tây Ban Nha sẽ cử các đội tìm kiếm, cứu hộ tới Maroc hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất. Tây Ban Nha đã nhận được đề nghị hỗ trợ từ Maroc và khẳng định, việc hỗ trợ thể hiện tình đoàn kết của người dân hai nước. Chính phủ Tây Ban Nha đã chuẩn bị cử lực lượng từ Đơn vị khẩn cấp quân sự (UME) tới Maroc hỗ trợ hoạt động tìm kiếm, cứu hộ. Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, Paris sẵn sàng hỗ trợ và đang chờ đề nghị chính thức từ Rabat.

Algeria thông báo mở cửa không phận cho các chuyến bay nhân đạo và y tế đến Maroc. Algeria sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo, vật chất và nhân lực trong tình đoàn kết với người dân Maroc ngay khi nhận được đề nghị giúp đỡ.

Trước đó, một trận trận động đất xảy ra với tâm chấn tại dãy High Atlas ở Maroc lúc 23h ngày 8/9  làm rung chuyển nhiều thành phố, phá hủy hàng loạt nhà cửa, buộc người dân phải chạy ra đường lánh nạn. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), thảm họa mạnh 6,8 độ và là trận động đất mạnh nhất từng tấn công quốc gia Bắc Phi này trong một thế kỷ qua.  USGS xác định tâm chấn của trận động đất nằm ở độ sâu 18,5 km, nghĩa là tương đối nông. Tâm chấn xảy ra tại vùng Ighil hẻo lánh, cách Marrakech, thành phố có 840.000 dân, khoảng 72 km. Rung chấn có thể cảm nhận được ở thủ đô Rabat cách dãy High Atlas 350 km về phía Bắc.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline