Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 16:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng lên mức kỷ lục

Thứ tư, 02/11/2022 02:11

TMO - Báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, nồng độ ba loại khí gây hiệu ứng nhà kính chính trong khí quyển (là metan, CO2, nitơ oxit) đều đạt mức cao kỷ lục trong năm 2021.

Cụ thể, nồng độ CO2 mà WMO đo được trong khí quyển năm ngoái đạt ngưỡng 415,7 phần triệu, methane (CH4) là 1.908 phần tỷ và oxit nitơ 334,5 phần tỷ. Các giá trị này lần lượt cao hơn 149%, 262% và 124% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Sự gia tăng nồng độ carbon dioxide (CO2) từ năm 2020 đến năm 2021 cũng lớn hơn tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong thập kỷ qua, và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022, theo WMO.

Dữ liệu từ báo cáo cho thấy từ năm 1990 đến năm 2021, hiệu ứng nóng lên toàn cầu đã tăng gần 50%, chủ yếu do CO2 gia tăng. Sau khi nhiều hoạt động ngưng trệ do Covid-19 vào năm 2020, lượng khí thải CO2 toàn cầu đã tăng trở lại, chủ yếu từ nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng.

Ảnh minh họa 

Các nhà khoa học giải thích rằng metan là nguyên nhân đóng góp lớn thứ hai vào biến đổi khí hậu. Kể từ năm 2007, nồng độ khí metan trên toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh. Mức tăng hàng năm vào năm 2020 và 2021 là mức tăng lớn nhất kể từ khi hệ thống đăng ký bắt đầu vào năm 1983.

Báo cáo nhấn mạnh thách thức lớn, hành động khẩn cấp và sống còn để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngăn nhiệt độ toàn cầu tăng cao hơn trong tương lai. Người đứng đầu WMO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện ngay lập tức các chiến lược giải quyết phát thải khí metan, cũng như cắt giảm CO2 bằng cách chuyển đổi hệ thống công nghiệp, năng lượng và giao thông. WMO hy vọng các dữ liệu trong báo cáo này sẽ được công bố trước thềm Hội nghị khí hậu Liên hợp quốc COP27 tại Ai Cập, giúp thúc đẩy các bên tham gia hành động, đạt được mục tiêu của Thoả thuận Paris về hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

COP27 là hội nghị thượng đỉnh về khí hậu lớn nhất, quan trọng nhất hành tinh, quy tụ đại diện của hầu hết các quốc gia trên thế giới thảo luận về những mục tiêu khí hậu cũng như tiến trình giảm phát thải. Sự kiện được tổ chức tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập từ ngày 6 đến 18/11. Năm vấn đề chính của COP27 là là thiên nhiên, thực phẩm, nước, khử cacbon và thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

 

Minh Vân 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline