Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 12:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng cao kỷ lục trong năm 2022

Thứ sáu, 03/03/2023 08:03

TMO - Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, lượng phát thải khí CO2 trong năm 2022 là 37 tỷ tấn, mức cao nhất từ khi được đo kể từ năm 1900.

Theo đó, lượng khí thải tăng cao là do du lịch hàng không phục hồi sau đại dịch và nhiều thành phố chuyển sang sử dụng than đá như một nguồn năng lượng chi phí thấp. Trong năm ngoái, các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán đã làm giảm lượng nước cung cấp cho thủy điện, làm tăng nhu cầu đốt nhiên liệu hóa thạch và gây ra nắng nóng, tăng nhu cầu về điện. Trong báo cáo mới nhất vào ngày 2/3, các nhà khoa học khí hậu cảnh báo rằng những người sử dụng năng lượng trên khắp thế giới phải cắt giảm đáng kể lượng khí thải để làm chậm lại hậu quả nghiêm trọng của sự nóng lên toàn cầu.

Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng cao kỷ lục trong năm 2022, đạt mức 37 tỷ tấn. 

Trước đó, vào tháng 11/2022, tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 ở Ai Cập, các nhà khoa học cho biết, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ nhiên liệu hóa thạch, nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, đang trên đà tăng 1% vào năm 2022 để đạt mức cao nhất mọi thời đại. Cùng với đó, lượng khí thải từ dầu mỏ, do ảnh hưởng từ sự phục hồi liên tục của ngành hàng không, có thể sẽ tăng hơn 2% so với năm 2021, và lượng khí thải từ than đá cũng sẽ đạt kỷ lục mới.

Từ tất cả những nguồn kể trên, các nhà khoa học dự đoán, lượng khí thải CO2 sẽ đạt mức 40,6 tỷ tấn vào năm 2022, chỉ thấp hơn đôi chút so với ngưỡng thiết lập năm 2019. So với thời điểm Hiệp định Paris được ký kết vào năm 2015, lượng khí thải CO2 không những không giảm mà còn tăng hơn 5%.

Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học thường nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc, quốc gia đứng đầu thế giới về ô nhiễm khí thải CO2 trong khoảng 15 năm. Tuy nhiên, trong năm 2022, Trung Quốc đã có những tiến triển vượt bậc khi dự kiến sẽ giảm gần 1% sản lượng CO2. Cùng với đó, Liên minh châu Âu cũng đang trên đà chứng kiến giảm bớt lượng khí thải, khi toàn khối này đã giảm gần 0,8%. Mỹ và Ấn Độ vẫn đang cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại, khi lượng khí thải của Mỹ có thể sẽ tăng 1,5% và của Ấn Độ là 6% trong năm 2022. 

 

 

 

Minh Vân 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline