Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/07/2025 11:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/07/2025

Lượng khí thải CO2 toàn cầu dự báo đạt mức cao kỷ lục trong năm 2023

Thứ tư, 06/12/2023 16:12

TMO - Theo dữ liệu sơ bộ lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục gần 50 tỷ tấn trong năm 2023, làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu và gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn.

Theo báo cáo Ngân sách Carbon Toàn cầu 2023 do các nhà nghiên cứu từ hơn 90 tổ chức trên thế giới biên soạn và được Dự án Carbon Toàn cầu công bố, ước tính các quốc gia sẽ thải ra tổng cộng 36,8 tỷ tấn CO2 từ nhiên liệu hóa thạch trong năm 2023, tăng 1,1% so với năm 2022. Nếu tính cả lượng khí thải từ việc sử dụng đất, lượng khí thải CO2 toàn cầu sẽ đạt tổng cộng 40,9 tỷ tấn trong năm nay. Phần còn lại là do nguyên nhân thay đổi sử dụng đất, chẳng hạn như phá rừng và tái trồng rừng, cũng như các hoạt động của con người.

Lượng khí thải từ than đá, dầu mỏ và khí đốt đều tăng, đặc biệt tại Ấn Độ và Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 khiến lượng khí thải tăng cao. Trong khi đó tại Ấn Độ, nhu cầu điện tăng nhanh hơn công suất năng lượng tái tạo dẫn đến nhiên liệu hóa thạch phải bù lấp sự thiếu hụt này. Lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nói trên đang đẩy thế giới ngày càng xa hơn mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt toàn cầu không vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. 

Báo cáo cho biết thêm thảm thực vật và các đại dương trên thế giới tiếp tục hấp thụ khoảng 50% trong tổng lượng khí thải CO2 của năm 2023. Tuy nhiên, phần còn lại tích tụ trong bầu khí quyển và đang khiến Trái Đất này càng nóng lên.

Ảnh minh họa. 

Theo Giáo sư Pierre Friedlingstein tại Đại học Exeter (Anh), người đứng đầu nghiên cứu trên cảnh báo, thế giới sẽ khó có thể tránh được nguy cơ mức tăng nhiệt toàn cầu vượt quá mục tiêu 1,5 độ C mà Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đề ra. Qua đó, kêu gọi các nhà lãnh đạo tại COP28 cần nhất trí cắt giảm nhanh chóng lượng phát thải từ nhiên liệu hóa thạch để đảm bảo đạt được mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt không quá 2 độ C.

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc cho biết lượng khí thải trên thế giới phải giảm mạnh 43% từ nay đến năm 2030 để khống chế mức tăng nhiệt không quá 1,5 độ C. Tuy nhiên, thực tế là lượng khí thải đã tăng cao hơn trong những năm gần đây. Đại dịch COVID-19 đã tạo ra giai đoạn chững lại ngắn ngủi trong xu hướng đó, nhưng lượng khí thải hiện đã tăng trở lại tới mức cao hơn 1,4% so với trước dịch COVID-19.

Báo cáo trên cũng nêu bật một số “điểm sáng” trong bức tranh khí thải toàn cầu, cụ thể là lượng khí thải ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều giảm, một phần là nhờ đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than. Nhìn chung, xu hướng lượng khí thải sụt giảm được ghi nhận tại 26 quốc gia vốn chiếm 28% lượng khí thải trên thế giới. Hầu hết các nước này là ở châu Âu.

Theo chuyên gia Julia Pongratz, một trong các tác giả của báo cáo cho biết, các biện pháp như lưu trữ CO2 dưới lòng đất hoặc dưới biển cũng được thảo luận nhiều lần tại các Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP). Tuy nhiên, các biện pháp này đòi hỏi chi phí rất lớn và cho đến nay hầu như không chiếm một tỷ lệ đáng kể nào. 

 

 

Quốc Trường

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline