Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 22:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Lượng khí thải CO2 tăng mạnh do cháy rừng

Thứ hai, 10/04/2023 04:04

TMO - Lượng khí thải CO2 từ các vụ cháy rừng ở Bắc bán cầu đã gia tăng đáng kể trong 20 năm qua, trong đó lên mức cao kỷ lục vào năm 2021.

Các chuyên gia quốc tế cho biết, sự gia tăng này một phần là do các đợt hạn hán khắc nghiệt, dẫn đến cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn, ở các vĩ độ trung bình cao của Bắc bán cầu. Trong khi đó, cháy rừng tại Bắc bán cầu thường ít được chú ý hơn so với những vụ cháy tại các khu rừng nhiệt đới. Hiện tượng cháy rừng được xác định là những đám cháy xảy ra ở các vùng đất thiên nhiên như rừng và đồng cỏ.

Ảnh minh họa. 

Các vụ cháy rừng nghiêm trọng gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe con người và khí hậu toàn cầu, hủy hoại các hệ sinh thái và giải phóng các chất gây ô nhiễm và khí nhà kính ra môi trường. Các nhà khoa học quốc tế đã phát triển một hệ thống nghịch chuyển khí quyển dựa trên vệ tinh để theo dõi lượng khí thải phát sinh từ cháy rừng ở Bắc bán cầu trong giai đoạn 2000-2021. Kết quả cho thấy khí thải CO2 đã gia tăng tại đây trong suốt thời gian này.

Theo kết quả nghiên cứu, các vụ cháy rừng tại Bắc bán cầu thải ra 23% tổng lượng khí thải CO2 từ các vụ cháy xảy ra trên toàn cầu vào năm 2021, trong khi tỷ lệ này thường chỉ là 10% ở thời điểm 20 năm về trước. Các đám cháy đặc biệt thường xảy ra ở những khu vực có độ che phủ rừng cao trong khoảng từ 60 đến 70 độ vĩ Bắc, nơi lượng khí thải carbon từ cháy rừng vào năm 2021 đã tăng hơn gấp 3 lần so với mức trung bình từ năm 2000 đến năm 2020, trong khi mức tăng ở những khu vực gần 50 độ vĩ Bắc là 70%. 

Đất tại các khu rừng phương Bắc rất giàu carbon hữu cơ. Thảm thực vật và đất hữu cơ bị đốt cháy giải phóng một lượng lớn carbon, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng hấp thụ carbon của khu vực này. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy diện tích cháy rừng toàn cầu giảm mạnh trong những năm qua. Tuy nhiên, lượng khí thải carbon từ các vụ cháy rừng hầu như không thay đổi. Phát hiện này đã từng được công bố trên tạp chí Science Advances vào năm 2021. Theo nghiên cứu, sự suy giảm diện tích cháy rừng chủ yếu xảy ra ở đồng cỏ, trong khi ở rừng - nơi tạo thành nguồn CO2 trên một đơn vị lớn hơn nhiều - diện tích bị đốt cháy lại có xu hướng tăng lên.

 

 

PV 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline