Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 12:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Thứ tư, 28/12/2022 03:12

TMO - Trong năm qua, các khu dự trữ sinh quyển tại 3 địa phương là Đồng Nai, Quảng Nam, Nghệ An đã được hỗ trợ lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ dự án trị giá hơn 6,6 triệu USD.

Dự án "Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam" (Dự án BR) do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) trong 5 năm (2019-2024) với kinh phí hơn 6,6 triệu USD. Dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ quản và 3 cơ quan đồng thực hiện là các Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Cù Lao Chàm - Hội An và Tây Nghệ An.

Thời gian qua, nhiều hoạt động then chốt của dự án đã được triển khai tại Trung ương và địa phương như tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật, đánh giá khu dữ trữ sinh quyển (KDTSQ) tiềm năng, xây dựng quy chế và kế hoạch quản lý KDTSQ, xây dựng kế hoạch phục hồi rừng tại các KDTSQ, đánh giá cơ hội phát triển du lịch tại các KDTSQ và các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng, triển khai hoạt động tài trợ nhỏ.

Cụ thể, trong năm 2022, Chương trình phát triển Liên hợp quốc đã triển khai các hoạt động. Trong đó, đối với Hợp phần 1: Tăng cường pháp luật, chính sách và năng lực quốc gia để tích hợp quản lý đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên bền vững vào quản lý khu dự trữ sinh quyển. Theo đó, thông qua sự hỗ trợ của Tư vấn quốc tế (ITA) và Tư vấn trong nước, UNDP đã hỗ trợ nghiên cứu và xây dựng Báo cáo kinh nghiệm về quản lý khu dự trữ sinh quyển trên địa bàn nhiều tỉnh; góp ý cho dự thảo hướng dẫn kế hoạch quản lý khu dự trữ sinh quyển tích hợp tiếp cận tổng hợp quản lý tài nguyên thiên nhiên; cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của dự án.

Cây bon bo trồng dưới tán rừng tại khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An 

Tại Hợp phần 2: Sử dụng bền vững tài nguyên, quản lý khu bảo tồn và các hoạt động phát triển thân thiện với đa dạng sinh học được lồng ghép vào việc quản lý 3 khu dự trữ sinh quyển tham gia Dự án. UNDP đã tiến hành kêu gọi các đề xuất dự án để hỗ trợ phát triển sinh kế cho các xã ưu tiên tại 3 khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, Cù Lao Chàm - Hội An và Đồng Nai; UNDP đang thực hiện công tác đấu thầu gói thầu phục hồi rừng tại khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An và sẽ tiến hành công tác đấu thầu với gói thầu tại Đồng Nai vào quý I/2023.

Dự án đã đem lại một số kết quả nổi bật tại các địa phương triển khai. Cụ thể, tại Nghệ An, mô hình sinh kế bền vững từ cây chè hoa vàng, cây lùng, cây mét và cây bon bo được nhân rộng. Sau khi triển khai, 18 lớp tập huấn kỹ thuật phát triển cây lùng, mét, trà hoa vàng, bon bo đã thu hút được hơn 600 người tham gia. Tám tổ hợp tác xã được thành lập, quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế dự án được hình thành. Ban quản lý dự án đã ký kết hợp đồng nhân rộng mô hình sinh kế cho 422 hộ, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cây lùng cho người dân. Đối với tỉnh Quảng Nam, tiểu dự án phát triển các mô hình sinh kế cộng đồng kết hợp du lịch sinh thái tại xã Cẩm Kim và Cẩm Thanh của TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam với 320 hộ hưởng lợi. 

Mô hình sinh kế cộng đồng kết hợp du lịch sinh thái tại xã Cẩm Thanh của TP. Hội An

Các kết quả của năm 2022 là nền tảng để triển khai các hoạt động trọng tâm của năm 2023 bao gồm hoàn thiện và trình phê duyệt các văn bản, quy chế, kế hoạch quản lý tại các khu dự trữ sinh quyển; quản lý rừng bền vững và phục hồi các khu vực rừng bị suy thoái; sử dụng tài nguyên bền vững, hỗ trợ sinh kế cho người dân tại khu dự trữ sinh quyển; quan trắc, giám sát các loài chỉ thị; đào tạo, truyền thông và nâng cao nhận thức tại các khu dự trữ sinh quyển.

Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, hỗ trợ xây dựng và thực hiện một số hoạt động ưu tiên trong Kế hoạch quản lý hàng năm của các khu bảo tồn trong vùng lõi 3 KDTSQ; triển khai các hoạt động ưu tiên trong Kế hoạch sử dụng tài nguyên không cạn kiệt tại 60.000 ha các Khu vực dành riêng tại các KDTSQ Tây Nghệ An và Đồng Nai nhằm áp dụng các mô hình sinh kế sử dụng tài nguyên bền vững,…

 

 

Minh Thu 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline