Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 08:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Long An kêu gọi đầu tư phát triển chế biến nông, lâm, thủy sản

Thứ bảy, 28/01/2023 05:01

TMO - Nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023, tỉnh Long An tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng nông sản có giá trị gia tăng cao.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Long An, đến nay, toàn tỉnh Long An có trên 245.000ha lúa, 11.470ha chanh, trên 10.640ha thanh long, 2.645ha mít, 2.714ha khoai mỡ, 893ha sen, trên 5.667ha rau các loại,...; trên 200.000 con gia súc, 8,4 triệu con gia cầm và 4.165ha thủy sản. Trong đó, vùng nguyên liệu (gồm các sản phẩm lúa, rau, quả, chăn nuôi gia cầm, heo, bò thịt và thủy sản) đã được chứng nhận VietGAP, nông nghiệp hữu cơ trên 1.936ha.

Hiện nay, tỉnh Long An đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. Đây là tiền đề để người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp xây dựng các chuỗi liên kết, từ đó, có sự chia sẻ lợi ích và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết, hiện nay, trong quy hoạch vùng huyện ở các địa phương trong tỉnh Long An, việc phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao được các địa phương ưu tiên quy hoạch. Đồng thời, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp lợi thế của địa phương nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hoặc liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với quy mô lớn, từ đó xây dựng và hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hóa. 

Tỉnh Long An chú trọng thu hút đầu tư trong chế biến nông sản, từ đó nâng cao giá trị sản xuất. Ảnh: BLA 

Năm 2023, ngành Công Thương tỉnh đặt mục tiêu đóng góp tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8-8,5%. Trong đó, khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 2-2,5% Ngành phối hợp thực hiện các giải pháp hỗ trợ nâng cao giá trị cho các sản phẩm từ nông nghiệp thông qua việc tập trung thu hút, tham gia xúc tiến đầu tư và phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng nông sản có giá trị gia tăng cao. Vai trò "cầu nối", giới thiệu, liên kết hợp tác sản xuất, tiêu thụ, nhất là liên kết hợp tác với các tỉnh, TP.HCM tiếp tục được phát huy để thúc đẩy tiêu thụ nông sản; chú trọng phát triển chuỗi cung ứng nông sản sạch, an toàn, sản phẩm OCOP vào kênh phân phối hiện đại; tổ chức các sự kiện giới thiệu hàng hóa nông sản của tỉnh.

Bên cạnh đó, Long An đổi mới và nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường tiêu thụ mới, nhất là các thị trường khó tính nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; chú trọng xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. Tỉnh tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu phát triển sản xuất có giá trị gia tăng cao nhằm đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu, đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

Ngoài ra, Sở Công Thương kịp thời thông tin về thị trường thế giới, những thay đổi về chính sách, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, tập quán buôn bán của thị trường, nội dung của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để doanh nghiệp tận dụng tốt nhất lợi thế ưu đãi về thuế quan, nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển thị trường. Sở Công Thương Long An cho biết, năm 2022, mặc dù, tình hình thế giới có nhiều bất ổn do dịch bệnh, chiến tranh nhưng với nỗ lực của doanh nghiệp, tỉnh Long An có nhiều khởi sắc.

Qua đó, kim ngạch xuất khẩu Long An đạt 6,7 tỷ USD, tăng gần 9% so với năm ngoái; trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 728,13 triệu USD, chiếm 10,87% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Cụ thể, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Long An, gồm: gạo đạt kim ngạch 370 triệu USD, tăng 9,25%; hạt điều 125 triệu USD, tăng 19,6%; rau quả (thanh long, chanh, chuối,…) đạt 139 triệu USD, tăng 363%...

 

 

Thanh Bình

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline