Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 17:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện “mục tiêu kép”

Thứ năm, 09/12/2021 10:12

TMO - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tuy nhiên các địa phương đang thể hiện tinh thần quyết tâm với nhiều giải pháp để thực hiện bằng được mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội.

Tại Điện Biên, với tiềm năng, lợi thế có diện tích đất tự nhiên lớn, huyện Mường Ảng đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao. Theo đó, huyện này đặt mục tiêu phấn đấu mỗi năm, đồng thời mở rộng diện tích cây ăn quả lên 1.000 ha. Đây là mục tiêu thể hiện tầm nhìn của các cấp ủy, chính quyền địa phương.

Nhiều hộ dân trồng cà phê tại xã Ẳng Tơ chia sẻ, mùa cà phê năm nay, người dân Mường Ảng phấn khởi vì cà phê được mùa, được giá. Người trồng cà phê có lãi, lao động tại chỗ không lo thiếu việc làm ngay cả khi dịch Covid-19.

Là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lào Cai, Mường Khương đặt mục tiêu phấn đấu vượt qua diện nghèo, đến năm 2030 trở thành huyện khá của tỉnh. Huyện ủy xác định 4 đề án lớn, có trọng tâm là xóa nghèo bền vững. Nhưng, với hơn 80% diện tích là đồi núi, chủ yếu đá vôi, quanh năm thiếu nước nên việc phát triển nông, lâm nghiệp ở huyện rất khó khăn.

Hồi đầu năm 2021, huyện triển khai Ðề án cơ cấu lại kinh tế nông, lâm nghiệp đến năm 2025. Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn được cơ cấu lại theo hướng đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Huyện khánh thành Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Mường Khương, thu mua ổn định hàng chục nghìn tấn nông sản gồm dứa, chuối, chè…

Chè trở thành cây xóa đói giảm nghèo của người dân vùng cao.

Từ việc trồng phân tán, huyện đã trở thành vùng sản xuất dứa nguyên liệu với diện tích hơn 775 ha. Sản phẩm từ nông sản Mường Khương đã có mặt tại thị trường EU, Nga, Mỹ… và giải quyết việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động tại chỗ. Hiện Mường Khương đang là huyện có tốc độ bứt phá trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững thuộc tốp đầu của tỉnh Lào Cai.

Là một trong những địa phương có thế mạnh về phát triển ngành du lịch, TP. Cần Thơ đã đề ra mục tiêu phát huy lợi thế, tiềm năng của các quận, huyện trong phát triển kinh tế, xã hội, liên kết vùng đô thị.

Với chủ trương của Thành phố, quận Ninh Kiều ban hành các đề án, các giải pháp, bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc phát triển đô thị sinh thái. Quận coi trọng cải cách hành chính, chuyển đổi số, tạo thế thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách. Từ đó các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, mới như cầu Quang Trung, cầu Trần Hoàng Na bắc qua sông Cần Thơ hình thành trục giao thông huyết mạch phát triển đô thị hiện đại, Ninh Kiều đang phát huy tiềm năng, lợi thế đón đầu cơ hội phát triển, tạo thế liên kết vùng.

Vú sữa, một trong những loại nông sản chủ lực của huyện Phong Điền

Trong khi đó, huyện Phong Điền có bước đi sáng tạo, vững chắc trong xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đó là việc đầu tư cho giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng các tiêu chí về hạ tầng, phát huy thế mạnh trồng cây ăn trái đặc sản kết hợp với du lịch. Huyện huy động hơn 2.000 tỷ đồng vào phát triển hạ tầng nông thôn. Huyện đầu tư, khuyến khích chuyển mạnh diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại trái cây đặc sản như: Vú sữa, sầu riêng, nhãn Ido, dâu Hạ Châu, nhờ canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP nên vụ đầu cho trái đạt năng suất, chất lượng khá cao, người dân bán được giá từ 60.000 - 65.000 đồng/kg đầu vụ, thu nhập gần 200 triệu đồng. Cho dù trong đại dịch Covid-19 nhưng thu nhập 1 công đất sầu riêng vẫn cao gấp 7 - 10 lần so với trồng lúa.

Tại Khánh Hòa, nhằm phát triển nghề nuôi trồng biển trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh hoành hành, được sự hỗ trợ của Tỉnh, từ năm 2020, huyện Vạn Ninh, triển khai mô hình nuôi cá biển công nghệ lồng tròn HDPE kiểu Na Uy, bảo đảm kháng được sóng bão đến cấp 12. Dự án được triển khai ở khu vực biển Bãi Tranh, xã Vạn Thạnh, độ sâu hơn 10 m. Lồng HDPE hình tròn, đường kính 10 m, thể tích lồng 500 m3, do Việt Nam sản xuất, chi phí 180 triệu đồng, giảm 50% so với lồng Na Uy nhập khẩu. Các chủ lồng bè ở đây cho biết, gia đình đang thả 1.000 cá giò bằng công nghệ lồng tròn HDPE, lồng này thông thoáng, cá phát triển tốt hơn hẳn so với lồng nuôi truyền thống. Năm 2021, một lồng nuôi của các gia đình cho thu hoạch khoảng năm tấn cá, lãi gần 100 triệu đồng sau 10 tháng nuôi.

Với bờ biển dài khoảng 43 km, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) từng là vùng quê nghèo khó, các cấp ủy thị xã đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm phát triển nhanh, bền vững. Thị xã đề ra mục tiêu, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 12.700 tỷ đồng; giá trị sản phẩm thu hoạch trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 265 triệu đồng; hằng năm giải quyết việc làm mới khoảng 3.000 lao động…

Năm 2020, tổng giá trị sản xuất của toàn thị xã đạt 18.210 tỷ đồng, tăng 7.000 tỷ đồng so với 10 năm trước; giá trị sản phẩm thu hoạch trên một ha đất đạt gần 221 triệu đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2011. Năm 2021, thị xã có tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ 150 triệu USD, tiếp tục là điểm sáng cấp huyện toàn quốc.

Những địa phương nói trên là minh chứng thấy điểm chung là bám sát chủ trương, quan điểm, chỉ đạo, chủ động, sáng tạo trong vận dụng vào thực tế. Trước hết, từ tinh thần tự đổi mới, sáng tạo, khai thác hiệu quả tiềm năng tại chỗ bằng các chương trình, đề án khoa học, khả thi. Đồng thời huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy nội lực của nhân dân, bảo đảm đưa các chương trình, đề án của địa phương đi vào cuộc sống hiệu quả, vừa phòng, chống được dịch bệnh, vừa giữ vững được nhịp độ tăng trưởng, đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội.

 

Bích Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline