Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 07:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Liên minh châu Âu thông qua Luật phục hồi thiên nhiên

Thứ ba, 18/06/2024 15:06

TMO - Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua Luật phục hồi thiên nhiên nhằm đặt ra các nghĩa vụ cụ thể và ràng buộc về mặt pháp lý với việc phục hồi thiên nhiên. 

Các quốc gia Liên minh châu Âu đã chính thức thông qua Luật phục hồi thiên nhiên sau nhiều tháng trì hoãn. Bộ trưởng Môi trường các nước EU đã bỏ phiếu ủng hộ chính sách này tại một cuộc họp ở Luxembourg, có nghĩa là chính sách này giờ đây có thể trở thành luật.

Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu (EC), hơn 80% môi trường sống ở châu Âu trong tình trạng suy thoái. Do đó, một văn bản luật về phục hồi thiên nhiên sẽ góp phần giúp EU vực dậy môi trường sống vốn được ghi nhận trong tình trạng suy yếu trên khắp các vùng đất liền và biển của EU, đồng thời giúp khối đạt được các mục tiêu về khí hậu và đa dạng sinh học cũng như thực hiện các cam kết quốc tế.

Theo tính toán của EC, luật mới cũng sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể khi 1 euro đầu tư cho khôi phục thiên nhiên sẽ mang lại lợi ích ít nhất là 8 euro. EC kỳ vọng đạo luật này sẽ đáp ứng mong đợi của người dân liên quan trách nhiệm bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học, cảnh quan và đại dương như được nêu trong các đề xuất trong kết luận của Hội nghị về tương lai của châu Âu diễn ra hồi tháng 5/2022.

Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua Luật phục hồi thiên nhiên nhằm đặt ra các nghĩa vụ cụ thể và ràng buộc về mặt pháp lý với việc phục hồi thiên nhiên. 

Luật vừa mới được thông qua đặt mục tiêu cho EU khôi phục ít nhất 20% diện tích đất và biển của khối vào năm 2030 và gần như tất cả các hệ sinh thái cần phục hồi vào năm 2050. Để đạt được các mục tiêu chung của EU, các quốc gia thành viên phải khôi phục ít nhất 30% môi trường sống được quy định trong luật mới, bao gồm rừng, đồng cỏ, vùng đất ngập nước cho đến sông, hồ và các rạn san hô, từ tình trạng kém sang tình trạng tốt vào năm 2030. Con số này cần tăng lên thành 60% vào năm 2040 và 90% vào năm 2050.

Văn bản luật này cũng quy định rằng, các nước EU vào thời điểm thích hợp nên ưu tiên khôi phục các môi trường sống ở tình trạng không tốt và nằm trong các địa điểm “Natura 2000”, một mạng lưới các khu bảo tồn của EU chứa các loài và hệ sinh thái có nguy cơ tuyệt chủng cho đến năm 2030. Những khu vực này là thiết yếu cho việc bảo tồn thiên nhiên và EU hiện có nghĩa vụ bảo đảm rằng, các khu vực Natura 2000 được bao phủ bởi các biện pháp phục hồi lâu dài. Các quốc gia thành viên cũng sẽ phải thông qua các kế hoạch khôi phục quốc gia, trong đó nêu chi tiết cách thức đạt được các mục tiêu này.

Để cải thiện đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp, các nước EU sẽ phải đạt được tiến bộ ở hai trong ba chỉ số, gồm chỉ số các loài bướm đồng cỏ, tỷ lệ đất nông nghiệp có đặc điểm cảnh quan đa dạng cao và trữ lượng carbon hữu cơ trong đất khoáng trồng trọt. Các biện pháp nhằm tăng chỉ số về các loài chim trên đất nông nghiệp cũng cần được chú trọng, bởi loài chim là chỉ số quan trọng về tình trạng đa dạng sinh học nói chung.

Khôi phục đất than bùn đã thoát nước là một trong những cách hiệu quả nhất về mặt chi phí để giảm phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp, do đó các nước EU hướng tới mục tiêu khôi phục ít nhất 30% diện tích đất than bùn đã cạn nước vào năm 2030, 40% vào năm 2040 và 50% vào năm 2050.

Luật yêu cầu tạo ra xu hướng tích cực ở một vài chỉ số trong hệ sinh thái rừng và trồng thêm khoảng 3 tỷ cây xanh. Các quốc gia thành viên cũng sẽ phải khôi phục ít nhất 25.000 km sông thành dòng chảy tự do, đồng thời bảo đảm không có tổn thất về tổng diện tích không gian xanh và độ che phủ tán cây đô thị.

 

 

 

Hồng Thảo 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline