Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/07/2025 13:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/07/2025

Liên minh châu Âu tăng cường phát triển năng lượng xanh

Thứ ba, 23/05/2023 07:05

TMO - Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh bằng cách thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời. 

Theo số liệu của Hiệp hội Công nghiệp năng lượng mặt trời châu Âu, công suất tấm quang điện mặt trời (PV) mới của 27 nước thành viên EU vào năm 2022 là 41,4 gigawatts (GW), tăng 47% so với năm trước đó. Dữ liệu của Ember - tổ chức tư vấn năng lượng có trụ sở tại Anh cho thấy trong tháng 4/2022, Bồ Đào Nha đã đạt được cột mốc quan trọng khi 51% điện năng của nước này đến từ năng lượng gió và mặt trời. Đây là lần đầu tiên Bồ Đào Nha vượt mốc 50% sản lượng điện hằng tháng là từ các nguồn tái tạo. Trong năm 2022, Bồ Đào Nha đã lắp đặt 0,9 GW tấm quang điện mặt trời, qua đó nâng tổng công suất năng lượng mặt trời lên 2,5 GW.

Tại Tây Ban Nha, năng lượng gió và mặt trời chiếm tới 46% tổng sản lượng điện quốc gia, trong đó nguồn cung từ mặt trời đóng góp mức kỷ lục 4,2 terawatt-giờ (TWh) vào 4/2022. Cơ quan thống kê quốc gia Phần Lan cho biết trong tháng này, tỷ lệ điện tái tạo chiếm mức cao kỷ lục 75% tổng sản lượng tiêu thụ điện. Điện gió tăng 41% trong năm 2022, chiếm tới 14,1% tổng sản lượng tiêu thụ điện, tương đương 11,6 TWh. Bộ Kinh tế và Lao động Phần Lan cho biết nước này đang có kế hoạch mở rộng sản xuất năng lượng gió từ đất liền sang các vùng ven biển.

Các nước trong khu vực EU đang đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng xanh. 

Đan Mạch cũng hưởng lợi khi tiên phong triển khai các cam kết phát triển năng lượng xanh. Trong năm 2022, điện gió chiếm tới 48% sản lượng hệ thống điện quốc gia, trong khi điện gió ngoài khơi đạt mức đáng kể 2,3 GW. Bộ Hành động vì khí hậu, Môi trường, Năng lượng, Di động, Đổi mới và Công nghệ Áo cho biết nước này có 78% sản lượng điện đến từ nguồn năng lượng xanh. Chính phủ Áo đang hướng tới tham vọng loại bỏ năng lượng hóa thạch và đạt mức trung hòa carbon lần lượt vào năm 2030 và 2040. Để đạt được mục tiêu này, Áo đang có kế hoạch lắp đặt 1 triệu tấm quang điện mặt trời nhằm tăng sản lượng điện xanh lên 27 TWh trong năm 2030.

Tại Thụy Điển, có 43% tổng sản lượng điện quốc gia sản xuất từ nước trong năm 2021. Trong khi đó, năng lượng gió và điện mặt trời chiếm tổng cộng 18%. Chính phủ Thụy Điển đã phê duyệt 2 dự án điện gió cách bờ biển phía Tây nước này khoảng 20km và dự kiến cung cấp khoảng 6,5 TWh mỗi năm. Tại Croatia, chuyên gia năng lượng Ivor Balen cho biết năng lượng tái tạo hiện chiếm 29% tổng sản lượng tiêu thụ điện, trong đó điện gió và điện mặt trời là 2 nguồn phát triển với tốc độ nhanh nhất. Theo Chiến lược phát triển quốc gia, Croatia đặt mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm 36,4% và chạm mốc 88% trong các năm 2030 và 2050.

 

 

Nguyễn Mai

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline