Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Liên minh châu Âu: Hơn 230.000 người tử vong sớm do ô nhiễm không khí

Thứ ba, 29/11/2022 22:11

TMO - Báo cáo của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết, ô nhiễm không khí do bụi mịn là nguyên nhân dẫn đến 238.000 ca tử vong sớm trong khu vực Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2020. 

Báo cáo của EEA nêu rõ, tại 27 quốc gia trong khối "việc tiếp xúc với nồng độ vật chất hạt mịn cao hơn mức hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2021 đã dẫn đến 238.000 ca tử vong sớm". Theo báo cáo, con số này tăng nhẹ so với mức ghi nhận trong năm 2019, dù lượng khí thải năm 2020 giảm do tác động của các biện pháp hạn chế được áp dụng để phòng, chống dịch Covid-19. 

Bụi mịn, hay PM2.5, là các hạt vật chất mịn, thường xuất hiện trong khí thải ô tô, nhà máy nhiệt điện than. Với kích thước siêu nhỏ, các hạt này có thể xâm nhập vào đường hô hấp, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, hen suyễn và bệnh phổi. Cũng theo báo cáo, trong năm 2020, việc tiếp xúc với nitrogen dioxide (NO2) trên ngưỡng khuyến nghị của WHO đã dẫn đến 49.000 ca tử vong sớm ở EU, trong khi con số này ở các trường hợp phơi nhiễm ozone (O3) là 24.000 ca. 

Khí thải từ các nhà máy nhiệt điện than, hoạt động giao thông là các nguồn chính gây ô nhiễm không khí từ bụi mịn 

EEA cho biết khi so sánh năm 2020 với năm 2019, số ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí liên quan PM2.5 tăng, nhưng giảm đối với NO2 và O3. Báo cáo lý giải tuy nồng độ PM2.5 giảm trong năm 2020 song đại dịch Covid-19 khiến nhiều người mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí tử vong. 

Nhìn chung, tỷ lệ tử vong sớm vì ô nhiễm không khí ở các nước EU năm 2020 thấp hơn 45% so với năm 2005. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng nếu nỗ lực duy trì tốc độ giảm này, EU có thể đạt mục tiêu kế hoạch hành động không gây ô nhiễm trước năm 2030, trong đó EU muốn giảm 55% số ca tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm bụi mịn so với năm 2005. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm trên toàn thế giới, ngang bằng với việc hút thuốc hoặc chế độ ăn uống thiếu chất. 

 

 

Thu Thảo 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline