Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 08:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Liên minh châu Âu đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu

Thứ tư, 14/12/2022 04:12

TMO - Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ thực hiện Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Sau cuộc đàm phán kéo dài, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận chính trị để áp thuế khí thải carbon đối với việc nhập khẩu hàng hóa gây ô nhiễm như thép và xi măng-một kế hoạch đầu tiên trên thế giới nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp của châu Âu tiến đến mục tiêu giảm phát thải khí carbon. Theo Hội đồng châu Âu, CBAM ban đầu sẽ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Đây là những lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon cao và có lượng khí khải carbon cao, chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU.

Liên minh châu Âu đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu tiến đến mục tiêu giảm phát thải khí carbon 

Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu, nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của EU, các công ty nhập khẩu các loại hàng hóa này vào EU sẽ được yêu cầu mua giấy chứng nhận để trả phí cho lượng khí thải CO2 có liên quan. CBAM cũng sẽ được áp dụng đối với những hàng hóa nhập khẩu có quy trình sản xuất gián tiếp phát thải carbon ra môi trường. Mục đích của khoản thuế này là để ngăn chặn ngành công nghiệp châu Âu bị ảnh hưởng bởi hàng hóa rẻ hơn, được sản xuất tại các quốc gia có quy tắc môi trường yếu hơn.

Dự kiến, 27 quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm CBAM vào tháng 10/2023. Việc lên thời gian biểu để thực hiện cơ chế này sẽ phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra vào cuối tuần này. Hiện tại, EU cấp phép CO2 miễn phí cho ngành công nghiệp trong nước để bảo vệ ngành và các doanh nghiệp khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài, song hiện liên minh có kế hoạch loại bỏ dần giấy phép miễn phí này khi thuế quan biến giới dành cho Carbon được áp dụng theo từng giai đoạn để tuân thủ theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mức thuế này  là một phần trong gói các chính sách của EU, được thiết kế để giúp thế giới tránh biến đổi khí hậu thảm khốc bằng cách cắt giảm 55% lượng khí thải của EU vào năm 2030 so với mức ghi nhận vào năm 1990.

 

 

Phan An 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline