Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 07:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Liên hợp quốc thông qua nghị quyết "Thập kỷ chống bão cát và bụi"

Thứ sáu, 12/07/2024 07:07

TMO -  Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết "Thập kỷ chống bão cát và bụi của Liên hợp quốc", chọn giai đoạn 2025-2034 để tăng cường các nỗ lực chống lại hiện tượng này. 

Nghị quyết trên được thông qua mà không cần bỏ phiếu. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc thực hiện các bước thích hợp nhằm lên kế hoạch và tổ chức hành động trong thập kỷ chống bão cát và bụi ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Theo Đại hội đồng Liên hợp quốc chi phí của toàn bộ hoạt động, có thể phát sinh từ việc thực hiện nghị quyết, dựa trên đóng góp tự nguyện, trong đó có khu vực tư nhân.

Bão cát và bụi là vấn đề được quốc tế quan tâm, có tác động đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Các cơn bão tàn phá nhiều khu vực trên thế giới đang cản trở những nỗ lực nhằm đạt được 11 trong số 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Chính vì thế, nghị quyết mới được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua được coi là một công cụ quan trọng nhằm tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để ngăn chặn và giảm thiểu tác động của bão cát và bụi.

(Ảnh minh họa).

Các chuyên gia khí hậu của Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng, sự gia tăng của những cơn bão cát và bụi nghiêm trọng là kết quả của hiện tượng biến đổi khí hậu do con người gây ra và các hoạt động canh tác không bền vững. Hoạt động của con người là tác nhân khiến các trận bão cát ngày càng trầm trọng, do vậy tần suất và cường độ của hiện tượng thời tiết cực đoan này có thể giảm bớt nhờ hành động của con người.

Báo cáo năm 2022 của Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa cho biết, bão cát và bụi đã "tăng mạnh về tần suất trong những năm gần đây"; khẳng định các hiện tượng thời tiết cực đoan này có thể làm trầm trọng thêm các bệnh về đường hô hấp, phá hoại mùa màng và giết chết gia súc, gia cầm, vật nuôi, cũng như làm tăng nguy cơ sa mạc hóa.

Báo cáo của Liên hợp quốc ước tính rằng có 2 nghìn tỷ tấn cát và bụi xâm nhập vào khí quyển hàng năm, chủ yếu ở các vùng đất khô cằn và các vùng bán ẩm có ít thảm thực vật. Phần lớn lượng khí thải là do điều kiện tự nhiên, nhưng hạn hán và biến đổi khí hậu đã khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Báo cáo ước tính rằng “ít nhất 25% lượng bụi phát thải toàn cầu có nguồn gốc từ các hoạt động của con người” như quản lý đất đai và sử dụng nước không bền vững.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc sẽ thúc đẩy các hoạt động chống bão cát và bụi ở các quốc gia bị ảnh hưởng, bao gồm "quản lý sử dụng đất bền vững, kết hợp nông lâm nghiệp, thiết lập vành đai trú ẩn, thúc đẩy các chương trình trồng rừng/tái trồng rừng và phục hồi đất".

Nghị quyết trên cũng kêu gọi hợp tác toàn cầu để tăng cường hệ thống cảnh báo sớm và chia sẻ thông tin thời tiết quan trọng để dự báo bão bụi cát. Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và các hoạt động khác nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của việc chống bão cát và bụi đối với sức khỏe cộng đồng, cải thiện việc sử dụng đất, tăng cường an ninh lương thực và sinh kế, cũng như thúc đẩy "khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu".

 

 

Mạnh Cường

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline