Hotline: 0941068156

Thứ năm, 17/07/2025 05:07

Tin nóng

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Thứ năm, 17/07/2025

Liên Hợp Quốc kêu gọi hạn chế tình trạng lãng phí lương thực

Thứ năm, 26/09/2024 13:09

TMO - Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (IDAFLW) năm nay sẽ được tổ chức lần thứ 5 vào ngày 29/9 tới đây, với chủ đề: “Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh”.

Một lượng lớn tài nguyên nhất là đất đai, nước, năng lượng và lao động được sử dụng để sản xuất thực phẩm. Khi thực phẩm bị thất thoát hoặc lãng phí, những tài nguyên này sẽ bị lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất thực phẩm.

Theo số liệu năm 2023 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), năm 2021, tỷ lệ thực phẩm bị thất thoát trên toàn cầu sau khi thu hoạch ở các cấp độ trang trại, vận chuyển, lưu trữ, bán buôn và chế biến ước tính vào khoảng 13,2%. Số liệu năm 2024 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho thấy, năm 2022, lãng phí thực phẩm xảy ra ở cấp độ bán lẻ, dịch vụ thực phẩm và hộ gia đình ước tính là 19% tổng số thực phẩm có sẵn cho người tiêu dùng.

Lượng lớn thực phẩm hỏng hoặc hết hạn bị bỏ đi tại một siêu thị ở Anh. 

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người sản xuất mà còn đến người tiêu dùng và quốc gia, chưa kể đến sinh kế và sự ổn định kinh tế. Hơn nữa, rác thải thực phẩm tại các bãi chôn lấp chiếm 8-10% tổng lượng khí thải của hệ thống nông sản thực phẩm, tác động đến biến đổi khí hậu và tính bền vững của môi trường. Từ năm 2021 đến 2023, trái cây và rau củ chiếm hơn một nửa lương thực, thực phẩm bị thất thoát và lãng phí do tính chất dễ hỏng và thời gian bảo quản tương đối ngắn. Tiếp đó là ngũ cốc chiếm hơn 25%. FAO ước tính khoảng 600 triệu người sẽ thiếu lương thực vào năm 2030. 

Liên hợp quốc nhấn mạnh: Giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm là rất quan trọng để cải thiện an ninh lương thực và tạo điều kiện cho chế độ ăn uống lành mạnh; thúc đẩy sử dụng tài nguyên hiệu quả; giảm thiểu nạn đói; bảo vệ môi trường; cũng như thúc đẩy phân phối công bằng hơn các nguồn thực phẩm trên toàn cầu.

Ngày 29/9 là Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm. Ngày này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2020 nhằm kêu gọi sự chú ý của thế giới đến một trong những vấn đề quan trọng có tác động tới an ninh lương thực, môi trường, công bằng xã hội và phát triển bền vững. Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (IDAFLW) năm nay sẽ được tổ chức lần thứ 5 vào ngày 29/9 tới đây, với chủ đề: “Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh”.

Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc cho thấy, việc giảm một nửa số lương thực và thực phẩm thất thoát và lãng phí trong quá trình này có khả năng giảm 4% lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp trên toàn cầu và đến năm 2030 sẽ giúp 153 triệu người thoát khỏi cảnh thiếu ăn. Mục tiêu này đòi hỏi sự thay đổi đáng kể từ cả người tiêu dùng và nhà sản xuất. Các tổ chức này kêu gọi hành động khẩn cấp từ khu vực công và tư nhân cũng như người tiêu dùng để tiết kiệm và bảo quản thực phẩm, đồng thời đưa ra các bước cụ thể cho tất cả các bên liên quan trong một hướng dẫn chung. 

 

 

Khánh Ly

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline