Hotline: 0941068156

Thứ hai, 12/05/2025 02:05

Tin nóng

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Thứ hai, 12/05/2025

Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia triển khai hệ thống cảnh báo sớm thảm họa

Thứ tư, 24/05/2023 08:05

TMO - Liên Hợp Quốc cho biết những thảm họa liên quan thời tiết đã gia tăng trong 50 năm qua, gây thiệt hại kinh tế ngày càng lớn. Tuy nhiên, các hệ thống cảnh báo sớm giúp giảm đáng kể số người thiệt mạng.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hợp Quốc công bố báo cáo cho thấy các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan đã gây ra 11.778 thảm họa trong giai đoạn từ năm 1970-2021. Những thảm họa này cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người, hơn 90% trong đó là tại các nước đang phát triển; đồng thời gây thiệt hại 4.300 tỷ USD.

Trong báo cáo công bố cách đây 2 năm liên quan thiệt hại về người và thiệt hại kinh tế giai đoạn 1970-2019, WMO chỉ ra rằng vào đầu giai đoạn này, mỗi năm có hơn 50.000 người mất mạng do thiên tai. Vào thập niên 2010, con số này giảm xuống 20.000 người/năm. Trong khi theo báo cáo mới nhất của WMO, 22.608 người tử vong trên toàn cầu do các thảm họa trong 2 năm 2020 và 2021 cộng lại.

Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia triển khai hệ thống cảnh báo sớm thảm họa. 

Bão Mocha hoành hành tại Myanmar và Bangladesh tuần trước đã gây tàn phá trên diện rộng, ảnh hưởng đến những người nghèo nhất. Trong các thảm họa tương tự trước đây, cả hai nước đều ghi nhận hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Giám đốc WMO Petteri Taalas cho rằng hệ thống cảnh báo sớm và các kế hoạch quản lý rủi ro thảm họa/thiên tai đã giúp cứu sống nhiều người.

Liên Hợp Quốc vừa công bố kế hoạch nhằm đảm bảo tất cả các quốc gia đều có hệ thống cảnh báo sớm thảm họa vào cuối năm 2027. Tính đến nay, mới chỉ có 50% số quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu trang bị hệ thống như vậy.

Cũng theo báo cáo của WMO mặc dù số ca tử vong giảm, nhưng thiệt hại kinh tế do các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng vọt. Trong giai đoạn 1970-2019, thiệt hại tăng gấp 7 lần từ 49 triệu USD/ngày trong thập niên đầu tiên lên 383 triệu USD/ngày trong thập niên cuối. Các quốc gia giàu có chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về mặt kinh tế.Chỉ riêng Mỹ đã mất 1.700 tỷ USD, chiếm 39% mức thiệt hại kinh tế toàn cầu do thiên tai kể từ năm 1970.

Các quốc gia phát triển hứng chịu hơn 60% thiệt hại do thiên tai, nhưng hơn 80% trong số này thiệt hại kinh tế tương đương chưa đến 0,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Không có thảm họa nào gây thiệt hại kinh tế tương đương hơn 3,5% GDP. Trong khi đó, trong 7% thiên tai ở các nước kém phát triển nhất, thiệt hại kinh tế tương đương hơn 5% GDP của các nước này, một số thảm họa gây thiệt hại tương đương gần 1/3 GDP. Đối với những quốc đảo nhỏ đang phát triển, 1/5 số thiên tai gây thiệt hại kinh tế hơn 5% GDP, một số gây thiệt hại tới trên 100% GDP.

Trước đó, tại Hội nghị COP27 Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết, kinh phí xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nêu trên ở mức khoảng 3,1 tỷ USD.  Tổng Thư ký Guterres nêu rõ ông kêu gọi thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm để trong vòng 5 năm "mỗi người dân trên Trái Đất đều được bảo vệ", trong đó ưu tiên hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất. Hệ thống cảnh báo sớm được ứng dụng để dự báo lũ lụt, hạn hán, sóng nhiệt, lốc xoáy hoặc các thảm họa khác, qua đó các chính phủ có thể lập kế hoạch giảm thiểu những tác động bất lợi của hiện tượng tự nhiên.

 

 

Minh Vân 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline