Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 06:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Liên Hợp Quốc cảnh báo về nạn đói nghiêm trọng tại Somalia, Nam Sudan

Thứ năm, 02/03/2023 03:03

TMO - Khoảng 6,5 triệu người dân Somalia, 7,74 triệu người dân Nam Sudan sẽ phải đối mặt với khủng hoảng lương thực, thậm chí tồi tệ hơn khi vùng Sừng châu Phi bước vào mùa mưa thứ 6 khô hạn, có thể gây thất bát mùa màng.

Bà Lara Fossi - Phó Giám đốc phụ trách khu vực của Chương trình Lương Thế giới (WFP) tại Somalia cho biết, con số trên gần gấp 2 lần so với hồi đầu năm và quốc gia này đã phải hứng chịu nạn đói lần cuối vào năm 2011 và may mắn thoát khỏi mức nghiêm trọng của nạn đói vào giai đoạn năm 2016 - 2017 nhờ sự can thiệp nhân đạo kịp thời. 

Ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cho biết, các chuyên gia cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng về cơ bản vẫn chưa được cải thiện và những hậu quả kinh khủng hơn mới chỉ được ngăn chặn một cách tạm thời. Dự báo 6,5 triệu người sẽ phải đối mặt với khủng hoảng hoặc tình trạng mất an ninh lương thực tồi tệ hơn từ tháng 4 đến tháng 6. 

Liên Hợp Quốc cho biết Kế hoạch Ứng phó nhân đạo của Liên Hợp Quốc dành cho Somalia đang kêu gọi hơn 2,6 tỷ USD nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của 7,6 triệu người dễ bị tổn thương. Các quỹ bổ sung đang được huy động khẩn nhằm duy trì sự hỗ trợ sau tháng 3 tới. 

Thách thức từ biến đổi khí hậu đang khiến nhiều quốc gia tại vùng Sừng châu Phi đối diện với khủng hoảng lương thực trầm trọng. 

Ông Meshack Malo, Đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Nam Sudan cho biết: “Tình hình cũng tàn khốc không kém ở Nam Sudan, nơi 2/3 người dân trong nước, tương đương 7,74 triệu người - con số cao nhất từng được ghi nhận - sẽ phải đối mặt với nạn đói trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm nay”. Mặc dù Nam Sudan đã nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng của quốc tế nhưng năm 2017, quốc gia này đã tuyên bố nạn đói tại 2 quận trong nước.

Trích dẫn số liệu mới nhất của Phân loại Giai đoạn An ninh Lương thực Tích hợp (IPC) trên khắp Nam Sudan, ông Malo cho rằng 1,34 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và trên 600.000 phụ nữ có thai và cho con bú bị suy dinh dưỡng trong năm nay.

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực kéo dài ở Nam Sudan bao gồm cuộc nội chiến bắt đầu từ năm 2013 và kết thúc vào năm 2020. Nó gây ra sự tàn phá, chết chóc và di dời trên diện rộng, khiến hai triệu người phải di tản trong nước và 2,3 triệu người khác phải tị nạn ở các nước láng giềng. Bên cạnh đó, một số trận lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thế hệ cũng đã khiến người dân phải di dời và đẩy các cộng đồng địa phương đến tình trạng cùng cực, làm giảm sản lượng cây trồng và phụ thuộc vào nhập khẩu, giảm khả năng của người dân trong việc đảm bảo đủ lương thực quanh năm.

Trong bối cảnh vùng Sừng châu Phi bước vào mùa mưa thứ 6 liên tiếp không có mưa, số người di dời nơi ở được dự báo sẽ gia tăng đáng kể. Hàng triệu người từ Somalia, Ethiopia và Kenya... phải vật lộn để tồn tại trong bối cảnh nguồn nước khan hiếm, nạn đói, bất ổn và xung đột.

 

 

 

Minh Vân 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline