Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/04/2025 10:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 03/04/2025

Liên Hợp Quốc cảnh báo tình trạng khẩn cấp với các đại dương

Thứ ba, 28/06/2022 15:06

TMO - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo thế giới đang đương đầu với tình trạng khẩn cấp về đại dương khi các vùng biển đều rơi vào khủng hoảng.

Hội nghị đại dương Liên hợp quốc lần thứ 2 đã khai mạc tại thành phố Lisbon, Bồ Đào Nha nhằm tìm kiếm giải pháp giúp khôi phục hệ sinh thái các đại dương toàn cầu vốn đang ngày càng suy yếu.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, các đại dương tạo ra 50% lượng oxy mà con người hít thở, đồng thời cung cấp protein và chất dinh dưỡng thiết yếu cho hàng tỷ người mỗi ngày. Bao phủ hơn 2/3 bề mặt Trái Đất, các vùng biển cũng làm dịu tác động của biến đổi khí hậu đối với sự sống trên đất liền, nhưng nhận lại những thiệt hại vô cùng nặng nề.

Rác thải nhựa đe dọa sự sinh tồn, phát triển của các loài động, thực vật dưới đại dương. Ảnh: Unsplash 

Các đại dương cũng hấp thụ khoảng 25% khí thải CO2 (ngay cả khi khí thải tăng tới 50% trong 60 năm qua) khiến nước biển bị axít hóa, đe dọa các chuỗi thức ăn trong lòng đại dương và làm giảm khả năng hấp thụ carbon của các đại dương. 

Trong khi đó, việc các đại dương hấp thụ hơn 90% lượng nhiệt dư thừa từ hiện tượng ấm lên toàn cầu cũng đã tạo nên những đợt sóng nhiệt khổng lồ trên biển, giết chết các rạn san hô quý và mở rộng những vùng biển thiếu oxy.

Theo báo cáo mới được Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), dựa trên các xu hướng hiện nay, mức độ rác thải nhựa đổ ra các đại dương có thể tăng gần gấp 3 lên mức 1 tỷ tấn vào năm 2060.

Ước tính, mỗi năm, hơn 1 triệu con chim biển và hơn 100.000 loài động vật có vú sống dưới biển chết do nuốt phải các hạt vi nhựa. Những hạt này đã được tìm thấy cả ở bên trong các lớp băng tại Bắc Cực và trong cơ thể của những loài cá sinh sống ở những tầng sâu nhất dưới đáy đại dương.

Theo nhà khoa học của tổ chức phi chính phủ Oceana có trụ sở tại Mỹ, ít nhất 1/3 trữ lượng cá tự nhiên đã bị khai thác quá mức và chưa đến 10% diện tích đại dương được bảo vệ. Các tàu đánh bắt cá bất hợp pháp vẫn ngang nhiên hoạt động tại nhiều vùng biển. 

Tại hội nghị, Thủ tướng Antonio Costa đưa ra cam kết xếp loại 30% khu vực biển quốc gia vào năm 2030 và đưa toàn bộ các vựa cá của quốc gia vào giới hạn sinh thái bền vững.

 

 

Thu Thảo 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline