Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 19:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Lào đặt mục tiêu trở thành nguồn dự trữ điện năng của Đông Nam Á

Thứ ba, 21/11/2023 07:11

TMO - Lào đặt mục tiêu trở thành nguồn dự trữ và cung cấp điện năng của Đông Nam Á trong tương lai gần.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ Lào đã tích cực tập trung phát triển nguồn điện và cơ sở hạ tầng liên quan. Để hướng tới mục tiêu trên, Chính phủ Lào đã tập trung phát triển nguồn điện và cơ sở hạ tầng liên quan, đồng thời nỗ lực tăng cường xuất khẩu điện sang các nước láng giềng trong khu vực ASEAN.

Số liệu của Bộ Năng lượng và Mỏ Lào cho biết nước này hiện có 94 nhà máy sản xuất điện, với tổng công suất lắp đặt hơn 11.600 megawatt (MW), trong đó có 81 nhà máy thủy điện, số còn lại là các nhà máy nhiệt điện, điện mặt trời, sinh khối... Năm 2022, xuất khẩu điện đã đem lại nguồn thu trên 2,3 tỷ USD cho Lào, trong khi nước này chỉ phải chi hơn 40 triệu USD cho việc nhập khẩu điện.

Lào đặt mục tiêu trở thành nguồn dự trữ và cung cấp điện năng của Đông Nam Á trong tương lai gần.

Trong thời gian tới, Lào sẽ tiếp tục đàm phán để tăng cường xuất khẩu điện, đồng thời lựa chọn phát triển những nguồn năng lượng có hiệu quả cao, chất lượng tốt, đầu tư thấp và phù hợp với xu hướng hiện nay. Thủy điện hiện chiếm khoảng 70% tổng sản lượng điện ở Lào và quốc gia này có khoảng 10 dự án điện gió trên đất liền với tổng công suất thiết kế 3,6 gigawatt (GW) đang trong giai đoạn lập kế hoạch.

Lào đã lắp đặt turbine đầu tiên của Dự án Điện gió Gió mùa có công suất 600 MW tại huyện Dakcheung, tỉnh Xekong, Nam Lào, tiếp giáp với Việt Nam. Đây được cho là nhà máy điện gió có quy mô lớn nhất Đông Nam Á hiện nay với 133 turbine gió, chi phí đầu tư ước khoảng 900 triệu USD. Dự án này không chỉ nằm trong kế hoạch phát triển năng lượng sạch nhằm bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn để phục vụ xuất khẩu, sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành nguồn dự trữ điện năng của Đông Nam Á

Hiện Lào đang xuất khẩu điện sang 6 quốc gia gồm Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar, Việt Nam, Campuchia và Singapore. Trong năm ngoái, xuất khẩu điện đã đem lại nguồn thu trên 2,3 tỷ USD cho Lào, trong khi nước này chỉ phải chi hơn 40 triệu USD cho việc nhập khẩu điện.

 

 

Q. Chi 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline