Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 11:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Lào Cai: Giảm nghèo bền vững từ các mô hình phát triển kinh tế

Thứ sáu, 19/04/2024 05:04

TMO - Năm 2024, tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện mục tiêu hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến hết năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo toàn tỉnh Lào Cai là 4,43%, vượt 110,75% so với kế hoạch (kế hoạch năm 2023 là 4%). Để đạt được kết quả này, các cấp, ngành chức năng của tỉnh quyết liệt vào cuộc, chú trọng xây dựng những mô hình giảm nghèo bền vững để từng bước nhân ra diện rộng.

Trong năm 2023, tỉnh đã bố trí hơn 86,6 tỷ đồng thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững để hỗ trợ thực hiện hơn 40 mô hình giảm nghèo trên toàn tỉnh. Nhóm đối tượng được hướng đến là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi toàn tỉnh; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo. 

Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. Tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ; dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm.

Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất; trong đó, ưu tiên sử dụng giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa, dịch vụ khác do người dân trực tiếp sản xuất tại địa bàn triển khai dự án. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật. 

Mô hình trồng lê với cây lê VH6 được chọn là một trong những ngành hàng chủ lực của huyện Bát Xát. 

Bát Xát là huyện nghèo vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lào Cai, toàn huyện có 17.696 hộ với 81.440 khẩu, trong đó trên 84% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số  Bát Xát tập trung trọng tâm vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Theo kế hoạch phân bổ, tổng huy động vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Bát Xát giai đoạn 2021-2025 là trên 777 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 373 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 166 tỷ đồng, còn lại là huy động từ cộng đồng doanh nghiệp và vốn tín dụng.

Năm 2022-2023, huyện Bát Xát đã giải ngân được 200 tỷ đồng để triển khai các hoạt động hỗ trợ đầu tư, phát triển hạ tầng ở các xã nghèo. Nguồn vốn này được cụ thể hóa thành 6 dự án thành phần như: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, hỗ trợ nhà cho hộ nghèo và hộ cận nghèo...

Một số mô hình đã phát huy hiệu quả, như mô hình trồng cây ăn quả quy mô 1.665 ha, tập trung chủ yếu tại xã Nậm Pung, Pa Cheo, Y Tý… Trong đó, cây lê (lê VH6) được chọn là một trong những ngành hàng chủ lực của huyện, với tổng diện tích Lê trên 383 ha… Hiện quả của cây lê giúp người dân nâng cao thu nhập giảm nghèo. Hay các mô hình cải tạo, thâm canh, phát triển và sản xuất chè; mô hình trồng cây quế; mô hình hợp tác xã du lịch cộng đồng, gắn với không gian văn hóa của người Hà Nhì, Người Dao đỏ, người Mông; dự án chăn nuôi ngựa triển khai có hiệu quả với trên 2.400 con ngựa; mô hình lợn đen bản địa với quy mô gần 41.000 con cũng phát huy hiệu quả, bước đầu mang lại thu nhập cho người dân.

Với lợi thế phát triển nông nghiệp ôn đới và du lịch, dịch vụ, thị xã Sa Pa đã tập trung thực hiện nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Trên địa bàn thị xã Sa Pa hiện có 5 điểm du lịch cộng đồng được công nhận. Các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ tập trung nhiều nhất tại các xã Tả Van (158 cơ sở), Tả Phìn (82 cơ sở), Mường Hoa (73 cơ sở), Bản Hồ (47 cơ sở)...

Thị xã Sa Pa triển khai các mô hình du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. 

Mỗi năm, các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn thị xã Sa Pa đón khoảng 2 triệu lượt khách tham quan; thu nhập bình quân của các hộ có tham gia vào dịch vụ du lịch đạt từ 80 - 216 triệu đồng/năm. mô hình đã cơ bản bám sát mục tiêu thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các địa phương nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ giảm nghèo của thị xã Sa Pa năm 2023 đạt 7,75%, tỷ lệ hộ cận nghèo đạt 0,59%.

Tại huyện vùng cao Mường Khương, để giảm nghèo, địa phương đã có những giải pháp sáng tạo, phù hợp với điều kiện từng địa bàn, trọng tâm là phát huy nội lực của chính đồng bào các dân tộc. Huyện đặc biệt tập trung vào 5 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của tỉnh: La Pán Tẩn, Tả Thàng, Tả Ngài Chồ, Dìn Chin và Lùng Khấu Nhin. Từ đó, tại các xã này, tỷ lệ giảm nghèo bình quân năm 2023 đều đạt trên 9%.

Tại xã Tả Thàng, năm 2021, trên 73% số hộ nghèo theo chuẩn đa chiều. Quyết tâm tạo sự chuyển biến, địa phương chọn cây chè Tuyết Shan là cây trồng chủ lực trong hành trình giảm nghèo bền vững cho bà con.Chè búp tươi được doanh nghiệp thu mua toàn bộ với giá 30.000 đồng - 35.000 đồng/kg. Riêng loại búp nõn để sản xuất bạch trà, giá bán tới 200.000 đồng/kg. Từ cây chè, đời sống của nhân dân có sự chuyển biến tích cực. 5 xã "lõi nghèo", mỗi xã có sự chủ động, linh hoạt riêng trong giải pháp giảm nghèo theo định hướng chung của huyện. Như tại xã Lùng Khấu Nhin, từ phát triển cây quýt ngọt, một số hộ mạnh dạn kết hợp làm du lịch, tạo thêm nguồn thu nhập. 

Năm 2024, toàn tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm nghèo đạt trên 4% trở lên, với mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 6%/năm trở lên. UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch số 66/KH-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024. Trọng tâm vào thực hiện tăng thu nhập bình quân đầu người (GRDP) toàn tỉnh năm đạt 104 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người của các huyện nghèo đạt trên 44,6 triệu đồng/năm. 

Lào Cai phấn đấu giảm trên 9.000 hộ nghèo và hộ cận nghèo so với năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia. 100% các huyện nghèo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, cầu, hạ tầng điện, công trình thủy lợi.

Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 25 mô hình giảm nghèo, xây dựng và phê duyệt trên 100 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. Giải pháp chung được tỉnh chỉ ra để thực hiện đó là hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững…

 

 

Thúy Hằng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline