Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 16:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trồng cây kơ nia tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Thứ năm, 28/03/2024 16:03

TMO 5 cây kơ nia ở Bình Phước vừa được vận chuyển ra Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) để trồng. Hoạt động này do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Phú Thọ phối hợp với Tập đoàn Trường Tươi (Bình Phước) triển khai thực hiện theo khởi xướng trước đó của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Theo đó, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Ngọc Sinh vừa tham gia hoạt động trồng cây xanh tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ). Đó là 05 cây kơ nia (loại nhỏ) có nguồn gốc từ rừng Mã Đà, Bình Phước. 

Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Ngọc Sinh (đứng giữa) tham gia trồng cây kơ nia tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng. 

Khu rừng già nguyên sinh hàng trăm năm tuổi tại chiến khu D hay còn gọi là rừng Mã Đà, ở xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Rừng Mã Đà thuộc tiểu khu 379, từng là căn cứ cách mạng, trụ sở Bộ tư lệnh miền Đông Nam Bộ. Khu rừng này hiện vẫn còn vét đường hầm, địa đạo ghi dấu một thời hoạt động kháng chiến của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, các nhà cách mạng…

Các đại biểu chụp lưu niệm tại một Cây Di sản trong quần thể 162 cây được công nhận tại rừng Mã Đà. Ảnh: HG. 

Tại rừng Mã Đà, sau nhiều lần khảo sát theo đề nghị của địa phương, tổ chuyên gia, nhà khoa học Hội đồng Cây Di sản (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam) đã xét duyệt, bổ sung và công nhận quần thể 162 cây cổ thụ tại Tiểu khu 379 Mã Đà, huyện Đồng Phú là Cây Di sản Việt Nam vào cuối năm 2023, trong đó có quần thể cây Kơ nia gồm 130 cây.

Theo hồ sơ Cây Di sản, trong 162 cây cổ thụ được công nhận thuộc 15 loài, gồm: bằng lăng: 9 cây; bình linh: 4 cây; chiêu liêu: 4 cây; gõ mật: 1 cây; tung: 2 cây; chôm chôm: 1 cây; hoàng linh: 1 cây; ươi: 1 cây; mít rừng: 2 cây; dầu: 1 cây; sộp: 1 cây; xoan đào tía: 1 cây; chò chay: 2 cây; kháo: 2 cây; kơ nia: 130 cây. Trong đó, 117 cây trên 500 tuổi, 18 cây trên 900 tuổi, 7 cây trên 1.000 tuổi, 1 cây khoảng 1.230 tuổi. 

Sự kiện vinh danh quần thể 162 Cây Di sản của rừng Mã Đà có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng và người dân nơi đây. Tỉnh Bình Phước đã có nhiều hoạt động trải nghiệm cho cộng đồng, thanh thiếu niên trong tỉnh đến thăm và tìm hiểu sâu hơn về Cây di sản nói chung và quần thể 162 Cây Di sản ở rừng Mã Đà nói riêng.

Hoạt động trải nghiệm về miền Cây Di sản được tổ chức tại khu rừng di sản Mã Đà. 

Hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm tuổi trẻ trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn Cây Di sản Việt Nam. 

Nhân dịp Tháng Thanh niên Việt Nam và Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tập đoàn Trường Tươi Bình Phước phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú, Tỉnh đoàn Bình Phước, Hội đồng Đội Bình Phước tổ chức “Hành trình trải nghiệm về miền Cây Di sản”. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm truyền thông nâng cao nhận thức, kiến thức và hành vi của tuổi trẻ trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn Cây Di sản Việt Nam. 

Mời bạn đọc tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024. Theo đó, cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động. Đối tượng dự thi là người viết chuyên và không chuyên trong và ngoài nước. Tác phẩm dự thi là bài viết về chủ đề “Cây Di sản Việt Nam”. Những tác phẩm, bài viết về Cây Di sản Việt Nam đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa tham gia cuộc thi nào vẫn đủ điều kiện tham gia cuộc thi này.

Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi: Từ ngày 15/3/2024 đến hết ngày 30/9/2024. Lễ trao giải được tổ chức vào cuối tháng 11/2024. Tác phẩm dự thi được gửi đến Ban tổ chức đồng thời theo 2 địa chỉ: Qua đường chuyển phát nhanh: Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường (Tầng 2, số 348 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội).

E-mail: Caydisanvietnam@gmail.com

Cơ cấu giải thưởng gồm 23 giải:

01 Giải đặc biệt trị giá 20.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

02 Giải A: Trị giá mỗi giải 10.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải

05 Giải B: Trị giá mỗi giải 5.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

15 Giải C: Trị giá mỗi giải 2.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

 

 

Vân Anh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline