Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 21/02/2025 22:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ sáu, 21/02/2025

Lạng Sơn đa dạng hóa sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo

Chủ nhật, 16/02/2025 13:02

TMO - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Lạng Sơn đã ưu tiên đầu tư hỗ trợ thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất. 

Tại Lạng Sơn, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm hơn 83%, sinh sống chủ yếu ở địa bàn nông thôn, miền núi biên giới, cuộc sống còn nhiều khó khăn. UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các cơ chế, chính sách, dự án hỗ trợ công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tỉnh tiếp tục triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, như: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số; hỗ trợ tiền điện, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cứu đói giáp hạt… góp phần giúp người nghèo ổn định cuộc sống, yên tâm đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Lạng Sơn đã ưu tiên đầu tư hỗ trợ thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất. Từ việc triển khai thực hiện các mô hình hỗ trợ phù hợp, hiệu quả đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo có thu nhập, góp phần ổn định đời sống.

Các hộ nghèo được hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. 

Từ cuối năm 2022 đến nay, huyện Văn Lãng đã triển khai dự án "Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo" hiệu quả. Là một trong những hộ cận nghèo được lựa chọn tham gia dự án, năm 2023, gia đình bà Lã Thị Loan (thôn Còn Ngòa, xã Thụy Hùng) được hỗ trợ 2 con bò sinh sản.

Bà Loan chia sẻ: Gia đình tôi thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, ngô nên quanh năm vẫn còn khó khăn. Từ khi biết gia đình được tham gia dự án, tôi đã chủ động xây dựng chuồng trại phù hợp và trồng thêm 2 sào cỏ voi để phục vụ chăn nuôi bò. Sau khi được hỗ trợ 2 con bò cái, gia đình đã mang đi phối giống, đến nay, 2 con bò phát triển rất tốt và đẻ thêm 2 con bê.

Thời gian qua, trên địa bàn xã Thụy Hùng đã có 12 hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ bò sinh sản để có thêm sinh kế phát triển sản xuất, với tổng đàn 24 con với kinh phí 500 triệu đồng. Hằng năm, UBND xã đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức 2 - 4 lớp tập huấn để các hộ có thêm kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi… Qua đó, người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi bò, nhờ đó mô hình được hỗ trợ bước đầu đã mang lại sinh kế, từng bước tạo điều kiện để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Triển khai Dự án “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo”, huyện Văn Lãng đã triển khai 17 mô hình đa dạng hóa sinh kế, trong đó chủ yếu là mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại các xã đặc biệt khó khăn, với 78 hộ tham gia, hiện nay đã cấp 163 con bò cho các hộ dân tham gia dự án. Còn lại là mô hình trồng cây dược liệu (cây thổ phục linh) với 18 hộ tham gia; mô hình trồng cây hồng vành khuyên với 26 hộ tham gia. 

Bình Gia là huyện nghèo miền núi của tỉnh Lạng Sơn. Toàn huyện có 18 xã và 1 thị trấn, trong đó có 12 xã đặc biệt khó khăn, 92/142 thôn đặc biệt khó khăn. Thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, UBND các xã, thị trấn thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn cấp xã. Theo báo cáo của UBND huyện Bình Gia, từ năm 2022 đến nay, huyện đã triển khai 17 mô hình sản xuất tại 12 xã, với sự tham gia của 242 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, tổng kinh phí hỗ trợ trên 8,3 tỷ đồng thuộc Chương trình MTQG  giảm nghèo bền vững.

Gia đình chị Lê Thị Thương, thôn Nà Dài, xã Tân Văn được nhận hỗ trợ 17 con lợn giống. Từ 17 con lợn giống được hỗ trợ, sau hơn 1 năm chăm sóc, đến nay đàn lợn gia đình đã xuất bán được 2 lứa, với tổng thu nhập gần 60 triệu đồng. Với số tiền này, gia đình chị tiếp tục mua lợn giống về tái đàn và đầu tư thêm 2 con lợn nái để có thể chủ động được con giống. 

Cùng với dự án chăn nuôi lợn thịt được triển khai tại thôn Nà Dài, xã Tân Văn, từ năm 2022 đến nay, UBND huyện Bình Gia đã phân bổ gần 13,7 tỷ đồng (từ nguồn vốn dự án 2) cho 12 xã trên địa bàn để tổ chức triển khai 29 dự án. Trong đó, các xã đã triển khai 17 dự án chăn nuôi lợn thịt, 6 dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò (gồm cả nuôi bò sinh sản và nuôi bò thương phẩm), 5 dự án hỗ trợ phát triển nuôi trâu nhốt chuồng và 1 dự án hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng; tổng số hộ tham gia các dự án là 239 hộ (79 hộ nghèo, 134 hộ cận nghèo, 26 hộ mới thoát nghèo).

Từ nguồn hỗ trợ của Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững, các địa phương đã giảm tỷ lệ hộ nghèo. 

Giai đoạn từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn huyện Tràng Định đã triển khai thực hiện 29 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, có 267 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được thụ hưởng trong vòng 36 tháng.

Là hộ cận nghèo, bà Mai Thị Luyến, thôn Phan Thanh, xã Đề Thám cho biết: Năm qua, gia đình vừa được nhận hỗ trợ 2 con trâu để phát triển sản xuất. Được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách chăm sóc, chuẩn bị thức ăn, vệ sinh chuồng trại, gia đình đã chăm sóc trâu phát triển tốt. Gia đình chúng tôi rất phấn khởi vì đây là món tài sản lớn của gia đình.

Theo Quyết định phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, toàn tỉnh có tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo) chiếm 11,36%. Trong đó, tổng số hộ nghèo là 6.912 hộ/205.621 hộ, chiếm 3,36%; tổng số hộ cận nghèo là 16.451 hộ/205.621 hộ, chiếm 8,00%.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, UBND tỉnh đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể: Xây dựng kế hoạch giảm nghèo, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. 

Xác định công tác giảm nghèo là một nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành và địa phương. Trên cơ sở mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh, UBND các huyện, thành phố đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, trong đó đề ra mục tiêu cụ thể về giảm tỷ lệ hộ nghèo nghèo và các mục tiêu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho từng xã, phường, thị trấn làm cơ sở để chỉ đạo, triển khai thực hiện. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2024.

Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong công tác giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo; vận động các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo; tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững của tỉnh; thông tin về chính sách, các cá nhân, tổ chức, mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, các cách làm ăn hiệu quả để kịp thời biểu dương, khen thưởng; tổ chức thực hiện tốt việc đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới; tăng cường thời lượng, quan tâm đến chất lượng các chuyên trang, chuyên mục về người nghèo bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.

Tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư công trình giao thông, cầu, nhà ở, nước sạch, nhà vệ sinh cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo… tại địa bàn 02 huyện Bình Gia, Văn Quan để giảm chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ dân, tăng khả năng tiếp cận với các nhu cầu xã hội cơ bản.

Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn với Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở rộng và tạo điều kiện tăng cường sự tham gia của người dân đối với các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong suốt quá trình thực hiện Chương trình; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình giảm nghèo ở các cấp, phát huy quyền giám sát của người dân ở các vùng được hưởng lợi chương trình, dự án.../.

 

 

Hồng Thắm

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline