Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 14:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Lạng Sơn bảo vệ đàn vật nuôi trong thời tiết rét đậm, rét hại

Thứ ba, 19/12/2023 07:12

TMO - Hiện nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuống thấp, trời rét đậm, có nơi rét hại nên chính quyền, cơ quan chức năng địa phương đã triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét, bảo vệ đàn vật nuôi.  

Hiện tại, nền nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuống thấp, trời rét đậm, có nơi rét hại. Tại đỉnh núi Mẫu Sơn, nhiệt độ giảm xuống chỉ còn hơn 1 độ C. Dự báo nền nhiệt độ những ngày tới sẽ tiếp tục xuống thấp, có thể tới âm độ và xuất hiện băng giá trên một số vùng núi cao của tỉnh Lạng Sơn. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ tháng 12/2023 đến tháng 2/2024, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có khả năng xảy ra nhiều đợt rét đậm, rét hại. Do đó, người dân không nên thả gia súc ra ngoài trời khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C.

Trước tình hình đó, chính quyền, cơ quan chức năng địa phương đã cùng bà con nhân dân triển khai nhiều biện pháp bảo vệ chuồng trại, phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn cho biết, toàn tỉnh hiện có khoảng 69.000 con trâu, bò, trên 180.000 con lợn, hơn 50.000 con dê, khoảng 5,2 triệu con gia cầm.

Khi trời rét đậm, rét hại, đàn trâu, bò, dê bị ảnh hưởng nặng nhất, do người dân vẫn giữ tập quán thả rông trong rừng núi nên những con nuôi này bị chết vì đói, rét, không kiếm được thức ăn. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra phòng, chống đói, rét tại các địa phương; ban hành văn bản đề nghị các huyện, thành phố thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và cơ quan chuyên môn của tỉnh về phòng, chống đói, rét cho vật nuôi.

Các địa phương triển khai đồng bộ giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại như hiện nay.  

Qua kiểm tra thực tế cho thấy chính quyền địa phương, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến phòng, chống đói, rét, phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi. Đối với những vùng núi cao, thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại, một số thời điểm có thể xuất hiện băng giá như ở xã Mẫu Sơn, Công Sơn, Hải Yến, huyện Cao Lộc, người dân đã có mô hình chuồng trại hai tầng (tầng trên chứa rơm, cỏ khô; trâu bò ở phía dưới), phòng, chống đói, rét khá hiệu quả.

Từ đó, các địa phương xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống đói rét, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ vật nuôi; cử cán bộ chuyên môn trực tiếp hướng dẫn người chăn nuôi quây vây kín chuồng trại, sưởi ấm cho vật nuôi khi nhiệt độ xuống thấp. Tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm phòng, chống đói, rét; khuyến cáo người chăn nuôi chuẩn bị đủ nguồn thức ăn dự trữ; tăng cường chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi... Trong mùa Đông năm 2022, toàn tỉnh đã có khoảng hơn 1.000 con trâu, bò, dê bị chết vì đói, rét; trong đó, đàn dê do thả trên núi cao nên bị chết nhiều nhất

Các chuyên gia cho rằng, để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, người chăn nuôi cần chủ động theo dõi chặt chẽ thông tin diễn biến thời tiết để có biện pháp phòng, chống đói, rét cho vật nuôi kịp thời, giữ ấm cho gia súc, không thả rông gia súc khi nền nhiệt độ xuống dưới 13 độ C. Các hộ chăn nuôi cần dự trữ thức ăn thô xanh, bổ sung thức ăn tinh cho gia súc và tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi. Đồng thời các địa phương cần triển khai cơ chế, chính sách ưu tiên hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi… để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn vật nuôi.

Vận động người dân thực hiện 3 không, 3 có trong chăn nuôi (3 không: Không thả rông, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, không giấu dịch; 3 có: Có chuồng trại, có xử lý chất thải trong chăn nuôi, có tiêm phòng cho gia súc). Không chủ quan, lơ là trong chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý vật nuôi trước, trong và sau rét đậm, rét hại. Sau khi kết thúc từng đợt rét cần khẩn trương vệ sinh chuồng trại, cho trâu bò thích nghi dần với khí hậu ngoài chuồng nuôi, phòng, chống bùng phát dịch bệnh. Có phương án chủ động về con giống để sẵn sàng thay thế khi gia súc bị chết, sản xuất lại ngay sau khi thiệt hại do rét đậm, rét hại.

Đồng thời cần tăng cường năng lực cho cán bộ khuyến nông cơ sở về công tác phòng, chống đói, rét cho vật nuôi. Tổ chức các lớp tập huấn cho người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi, chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương. Xây dựng các mô hình chăn nuôi trình diễn áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, chế biến thức ăn cho gia súc nhai lại và xây dựng chuồng trại chống rét cho gia súc…

Ngành chức năng tỉnh đang đồng thời thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch tả lợn châu Phi. 

Cùng với nhiệm vụ phòng chống đói rét cho đàn gia súc, Sở NN&PTNT Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn cho biết: Dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại trên địa bàn tỉnh từ tháng 3/2023. Tính đến ngày 17/12, tỉnh vẫn còn 4 ổ dịch chưa qua 21 ngày; trong đó, huyện Chi Lăng còn 2 ổ dịch, các huyện Lộc Bình và Văn Lãng mỗi nơi còn một ổ dịch. Tỉnh đã ghi nhận 86 ổ dịch tại 628 hộ, 174 thôn, xóm của 10 huyện với tổng số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy lên tới trên 2.000 con. Hiện chỉ còn thành phố Lạng Sơn chưa ghi nhận dịch tả lợn châu Phi.

Nguyên nhân là do chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo quy trình vệ sinh chuồng trại nuôi. Hơn nữa, việc kiểm soát nguồn giống lợn ở cơ sở còn hạn chế, chưa chặt chẽ. Người chăn nuôi nhiều nơi trong tỉnh nhập, mua lợn giống từ các tỉnh khác về nuôi, chất lượng nguồn giống không đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh cao. Đặc biệt, các hộ chăn nuôi ở một số địa phương tự ý tái đàn khi chưa đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn, không theo khuyến cáo của chính quyền và cơ quan chuyên môn đã khiến dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.

Cùng với nhiệm vụ phòng chống đói rét cho đàn gia súc, Sở NN&PTNT Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với các địa phương đã thành lập đoàn công tác tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn bị mắc bệnh; thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng khu vực phát sinh ổ dịch. Cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng thú y tăng cường giám sát dịch bệnh, phát hiện nhanh, chính xác các ổ dịch, áp dụng các biện pháp kỹ thuật bao vây ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng; khoanh vùng dịch, xác định vùng dịch, vùng đệm, vùng bị uy hiếp, thống kê, giám sát tổng đàn lợn trên địa bàn để có biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

Đối với địa bàn chưa có dịch như thành phố Lạng Sơn, tăng cường thông tin, tuyên truyền giúp người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; áp dụng kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt… để phòng ngừa dịch bệnh.

 

 

Phương Thùy 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline