Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 03:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Làng mật mía hơn 50 năm tuổi ở Hà Tĩnh tất bật những ngày giáp Tết

Thứ sáu, 17/01/2025 09:01

TMO - Có truyền thống hơn 50 năm làm nghề nấu mật mía, thời điểm những ngày giáp Tết Nguyên đán, làng mật mía ở xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) lại nhộn nhịp đỏ lửa xuyên ngày đêm để cho ra những mẻ mật thơm lừng, mang vị ngọt của Tết đến cho mọi nhà.

Xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) nằm sát bên đường mòn Hồ Chí Minh, từ lâu nổi tiếng với nghề làm mật mía. Những ngày cận tết, về Thọ Điền không khí nhộn nhịp bao trùm khắp làng quê. Dòng khói từ những lò nấu mật bay lên nghi ngút, mùi thơm thoảng thoảng, ngọt ngào của mật mía bay len lỏi vào tróng gió Đông tạo ra một nét rất riêng và đặc trưng của vùng đất Thọ Điền.

Mía là nguyên liệu chính làm nên mật mía. Mía sau khi thu hoạch về được ngườ dân rửa sạch sẽ để ép lấy nước

Nghề nấu mật mía ở Thọ Điền có truyền thống hơn 50 năm. Ngày trước, địa phương này vốn là nơi trồng mía nguyên liệu lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh. Thấy đầu ra cây mía bấp bênh, người dân Thọ Điền quyết định ép mía, nấu mật để tăng thêm thu nhập. Ban đầu chỉ một vài hộ làm, dần dần hình thành làng làm mật mía, trở thành nghề chủ lực trong phát triển kinh tế. Hiện nay, toàn xã còn khoảng 100 hộ giữ nghề truyền thống này. Thời điểm này, bà con đang tất bật sản xuất vụ tết.

Bà Phan Thị Hương người có hàng chục năm làm nghề nấu mật. Theo kinh nghiệm muốn có mật ngon phải đứng canh chảo tỏng nhiều giờ và đỏa đều tay liên tục.

Ông Bùi Đình Lợi (thôn 5, xã Thọ Điền) chia sẻ: "Nghề ép mật mía đã tồn tại và phát triển ở Thọ Điền hơn 50 năm nay. Từ chỗ chỉ sản xuất để phục vụ cho gia đình, đến nay đã xây dựng nên thương hiệu Mật mía Thọ Điền nên được tin dùng và ưa chuộng. Những ngày giáp Tết các cơ sở sản xuất gần như cháy hàng. Sản xuất đến đâu, bán hết đến đó. Cả nhà phải huy động tối đa nhân lực để kịp hàng trả đơn cho khách.”

Còn Tại HTX Dịch vụ mật mía Sơn Thọ ở thôn 1 (xã Thọ Điền), không khí sản xuất đang rất khẩn trương. Tiếng máy ép, tiếng sôi của mật mía hòa chung với sắc xuân đang dần chạm ngõ khiến cho cơ sở nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Làng mật mía đỏ lửa xuyên ngày đêm đêm để phục vụ khách hàng dịp Tết Nguyên đán.

Chị Đoàn Thị Nhàn - Giám đốc HTX Dịch vụ mật mía Sơn Thọ cho biết: “Những ngày này, HTX làm việc hết công suất, khu vực bếp nấu gần như đỏ lửa cả ngày lẫn đêm. Hiện tại, bình quân mỗi ngày chúng tôi ép được 5 tấn mía tươi, nấu được hơn 400 lít mật thương phẩm.  Mật ở đây được nấu thủ công, không trộn lẫn hoá chất. Bởi lẽ đó nên hàng sản xuất ra đến đâu, được thu mua đến đó.Sản phẩm làm ra đến đâu được khách hàng và thương lái đặt mua hết đến đó, thậm chí có những lúc cháy hàng”.

“Dịp Tết Nguyên đán là lúc làng nghề vào vụ nhộn nhịp nhất trong năm, bởi lúc này thị trường tăng cao, mía đủ độ tuổi thu hoạch để ép nước nấu mật. Trước đây nghề cũng khó khăn do thị trường đầu ra, nhưng giờ làng mật được nhiều người biết đến nên việc xuất bán rất thuận lợi”, Chị Nhàn nói thêm.

Trong thời gian nấu mật, người nấu phải để ý đến độ lửa. Nếu lửa to sẽ bị cháy mật, nhưng nếu lửa nhỏ sẽ cô đặc mật mía.

Từ tháng 11 âm lịch, mía của người dân sẽ được chọn để thu hoạch dần. Nếu như trước đây, việc ép mía phải sử dụng sức trâu, bò quay che thì nay người dân làng nghề đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất để vừa giảm sức lao động, đồng thời các quy trình chế biến đảm bảo vệ sinh hơn.

Nghề nấu mật đòi hỏi sự chịu khó và tỉ mỉ trong từng công đoạn. Mía sau khi cạo sạch, ép nước rồi đồ vào lưới chắt lọc để loại bỏ những lớp cặn. Sau đó, cho nước mía vào các chảo lớn, đốn củi liên tục và lửa phải cháy đỏ rực. Một mẻ mật mía sẽ nấu khoảng 5h đồng hồ. Khi sôi phải có người đều tay đứng đảo và vớt bọt liên tục. Khi nào mật đổi sang màu cánh gián là lúc mật đạt chất lượng. Lúc này người thợ lành nghề tiếp tục đổ vào thùng, lọc qua lớp vải màn để lọc sạch cặn, chọn những giọt mật tinh tuý nhất.

Dù nghề nấu mật mía là nghề có truyền thống hơn 50 năm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân, nhưng nghề này cũng không thiếu thử thách. Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng mía. Hơn nữa, trong xu thế hiện đại sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế như đường hay mật ong công nghiệp cũng tạo ra sự cạnh tranh. Tuy nhiên, dù các mặt hàng đó có giá thành rẻ hơn thế nhưng mật mía lại mang nét đặc trưng rất riêng cho hương vị tết cổ truyền.  

Mật sau khi nấu thì đóng thành chai để bán ra thị trường.

Trước những sự cạnh tranh và thử thách, nhưng người trồng và sống với nghề nấu mật mía buộc phải thay đổi, cải tiến hơn để phù hợp với xu thế hiện đại. Để khẳng định được thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường họ đã thành lập các HTX để sản xuất quy củ hơn, đầu tư máy móc để đảm bảo về các vấn đề về an toàn thực phẩm.

Đến nay, mật mía Thọ Điền đã được cấp chứng nhận OCOP 3 sao, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, giúp người dân có thêm động lực phát triển nghề truyền thống. Hiện tại mật mía đang được bán với giá từ 65 - 70 nghìn/lít (tương đương 1,4kg).

Khách hàng khấn khởi khi mua được những chai mật mía thơm ngon để đúng địa chỉ tin cậy.

Ngoài các mối hàng và bán hàng truyền thống, để mở rộng thị trường, người nấu mật mía Sơn Thọ không ngừng tìm hiểu, ứng dụng công nghệ để quảng bá sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội, tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại… nên ngày càng được nhiều người biết đến.

Theo ông Phạm Quang Tùng, quyền Chủ tịch UBND xã Thọ Điền cho biết, tại địa bàn có 30ha trồng mía để nấu mật. Năm nay sản lượng mật mía ở xã Thọ Điền đạt khoảng 200 tấn, mang về nguồn thu khoảng 10 tỷ đồng. "Dịp Tết Nguyên đán, việc nấu mật mang lại nguồn thu nhập khá cao đối với người dân địa phương. Ngoài khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng nguyên liệu, thời gian tới, địa phương sẽ tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân", lãnh đạo xã Thọ Điền cho hay.

 

Thu Hường

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline