Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Làn sóng di cư đang thách thức EU

Thứ sáu, 03/12/2021 09:12

MTO - “Thảm kịch” cuộc khủng hoảng di cư hồi năm 2015 đang có nguy cơ tái diễn khi làn sóng di cư đang ồ ạt đổ vào các nước châu Âu (EU) ngày một tăng.

Sự việc 27 người di cư chết đuối tại Eo biển Manche khi tìm cách tới Anh từ Pháp gần đây là lời cảnh báo mạnh mẽ đối với châu Âu khi Manche trở thành một tuyến đường của người di cư trốn chạy nghèo đói và xung đột tại Afghanistan, Iraq và nhiều quốc gia khác khi họ tìm cách sang Anh. Thảm kịch này cũng làm gia tăng bất đồng giữa Anh và Pháp. Trong khi đó, tình hình tại biên giới Belarus-Ba Lan cũng căng thẳng trong bối cảnh hàng nghìn người di cư cắm trại ở khu vực biên giới với hy vọng nhập cảnh vào EU. 

Làn sóng di cư vào các nước châu Âu ngày một tăng.

Lời giải cho bài toán di cư ở châu Âu rõ ràng không thuộc về một quốc gia nào mà cần có sự phối hợp của các nước trong khu vực. Anh và Pháp đã nhất trí cần thúc đẩy các nỗ lực chung nhằm ngăn chặn các vụ vượt biên nguy hiểm và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ với các nước láng giềng gồm Bỉ, Hà Lan cũng như các đối tác trên khắp lục địa. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ không để Eo biển Manche trở thành một “nghĩa địa”, đồng thời kêu gọi tổ chức một cuộc họp khẩn giữa các bộ trưởng châu Âu.

Trong khi đó, người di cư dường như đã tìm được tuyến đường bộ ít nguy hiểm hơn thay thế tuyến di cư qua Địa Trung Hải là tuyến đường từ Belarus tới Ba Lan, Litva và Latvia và gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ ở khu vực này. Trước làn sóng di cư tại biên giới với Belarus, các nước EU tìm kiếm các biện pháp để ngăn chặn cuộc khủng hoảng leo thang. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen (U.Lây-en) tuyên bố sẽ trừng phạt các công ty du lịch và vận tải liên quan việc đưa người di cư vượt biên trái phép vào EU. 

Cuộc khủng hoảng di cư vì thế đã thổi bùng căng thẳng vốn âm ỉ giữa EU và Belarus. EU đã cáo buộc Minsk để dòng người di cư đến Belarus và vượt biên giới vào Ba Lan cũng như các nước thành viên khác trong EU nhằm đáp trả việc EU áp đặt các biện pháp trừng phạt Belarus. Trong khi đó, phía Belarus coi đây là cáo buộc vô căn cứ và cho rằng phương Tây phải chịu trách nhiệm vì chính hành động can thiệp khiến người dân tại nhiều quốc gia phải sơ tán khỏi chiến tranh.

Trong bối cảnh không quốc gia EU nào muốn nhận gánh nặng người di cư và những mâu thuẫn giữa các nước thành viên trong khối về vấn đề này,  châu Âu đứng trước nguy cơ lặp lại nhiều thảm kịch di cư, nhất là khi mùa đông lạnh giá đang tới gần.

 

Minh Hoàng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline