Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/07/2025 08:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/07/2025

Lâm Đồng tập trung phòng chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa

Thứ bảy, 10/08/2024 06:08

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tỉnh Lâm Đồng tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa của tỉnh.

Từ ngày 26/7, tại 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng xảy ra dịch bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa, sau khi bò được tiêm vắc xin viêm da nổi cục từ 7-10 ngày. Tính cuối ngày 8/8, có hơn 3.700 con (bê, bò sữa) tại 6 xã của 2 huyện có bò bị bệnh (Ka Đô, Ka Đơn, Quảng Lập, Tu Tra huyện Đơn Dương và Hiệp Thạnh huyện Đức Trọng), số bò bị chết là 113 con. 

Ngay trong đêm 7/8 và ngày 8/8, đoàn công tác của Cục Thú y đã đến các hộ có bò bệnh, chết để tổ chức lấy mẫu điều tra, xác định nguyên nhân. Các phòng thí nghiệm của Cục Thú y sẽ xét nghiệm, xác định các tác nhân có khả năng gây bệnh tiêu chảy trên bò. Hai tổ của Cục Thú y đã đến trực tiếp hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng để điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh và hướng dẫn các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Ngoài ra, Cục đã tiến hành mổ khám, kiểm tra bệnh tích, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm, phân tích xác định nguyên nhân bò sữa bị tiêu chảy dẫn đến chết hàng loạt. 

Nhận định nguyên nhân ban đầu, qua kiểm tra lâm sàng ghi nhận bò mắc bệnh tiêu chảy có thể do thời tiết tại khu vực này mưa nhiều trong suốt mấy tuần, môi trường ẩm ướt, kết hợp sức đề kháng của bò giảm sau khi tiêm vắc xin đã tạo điều kiện vi sinh vật cơ hội tấn công gây rối loạn đường tiêu hóa…Tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành cấp 5.500 lít hoá chất cho 12 huyện, thành phố để triển khai công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đợt 3 năm 2024. Thực hiện cách ly và tích cực chữa trị, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt những bò mắc bệnh. Tiến hành tiêu huỷ bò chết do mắc bệnh theo đúng quy định.   

Trước tình hình trên, ngày 8/8, Chi cục Chăn nuôi, thú ý và thủy sản tỉnh đã thành lập Tổ công tác phòng, chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa tại huyện Đơn Dương và huyện Đức Trọng. Nhiệm vụ cụ thể là phối hợp các địa phương kiểm tra, theo dõi, giám sát tình hình bệnh và hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật trong công tác phòng, chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa; phối hợp cập nhật, thông tin hàng ngày và kịp thời báo cáo diễn biến tình hình bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa về Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản.

Bộ NN&PTNT yêu cầu tỉnh Lâm Đồng triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh trên đàn bò sữa. Ảnh: DT. 

Để giảm thiểu số bò phát bệnh, chết do tiêu chảy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu tỉnh Lâm Đồng tạm dừng sử dụng vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục và các vắc xin phòng các dịch bệnh khác trên đàn bò trên phạm vi toàn tỉnh để tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân đàn bò sữa bị tiêu chảy và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Phân công lực lượng thú y đến từng hộ có gia súc bị tiêu chảy để hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; cách ly gia súc bị bệnh; điều trị sớm gia súc đã xuất hiện triệu chứng bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh phổ rộng, mẫn cảm với các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột, kết hợp các loại thuốc khác để điều trị tiêu chảy; các loại vitamin, chất điện giải để tăng cường sức đề kháng, chống mất nước và hạn chế tiêu chảy cho đàn bò sữa.

Đảm bảo đầy đủ thức ăn tinh, thức ăn thô xanh để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho đàn bò. Tăng cường các biện pháp vệ sinh phòng dịch, phun thuốc sát trùng, sử dụng vôi bột để sát trùng, vệ sinh, tiêu độc tại các cơ sở, hộ chăn nuôi và khu vực xung quanh có gia súc bị bệnh, chết, buộc tiêu hủy. Tăng cường công tác kiểm dịch giết mổ; không để xảy ra tình trạng bán chạy, vận chuyển gia súc bị bệnh hoặc giết mổ gia súc bị bệnh trên địa bàn có dịch bệnh; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc ra khỏi địa bàn xã, huyện và tỉnh, nhất là với đối tượng trâu bò, bò sữa có nguy cơ bị bệnh…

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, các giải pháp trước mắt để phòng, chống dịch lây lan trên diện rộng được triển khai: Chữa trị kịp thời các triệu chứng ban đầu để tăng sức đề kháng đàn bò, triển khai công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại, xác định chính xác nguyên nhân để có phác đồ điều trị cho đàn bò… 

Dưới sự hỗ trợ của Cục Thú y, các ngành, địa phương cần khẩn trương áp dụng các biện pháp tốt nhất, cần thiết nhất, phù hợp nhất để tập trung cứu chữa đàn bò đang nhiễm bệnh. Cần cách ly ngay đàn bò đang nhiễm bệnh; tập trung vệ sinh chuồng trại, tiêu diệt mầm bệnh; nâng cao thể trạng cho đàn bò từ chế độ ăn đến các điều kiện chăm sóc bò; các đơn vị cung cấp vaccine cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp tốt nhất để hạn chế tác dụng phụ của vắc xin khi tiêm cho bò; phải có biện pháp xử lý bò chết như thế nào để không gây ô nhiễm môi trường; UBND các địa phương động viên, chia sẻ với bà con nông dân chăn nuôi bò và có giải pháp hỗ trợ ban đầu với các hộ dân. Mục tiêu cao nhất vẫn là không để bò chết, khẩn cấp cấp cứu đàn bò nhiễm bệnh. 

 

 

 Mai Anh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline