Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 17:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Lâm Đồng chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thứ hai, 08/01/2024 07:01

TMO - Ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng xác định, sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, mà còn phải hướng đến bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm; do đó phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng. 

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, toàn ngành đạt tốc độ tăng trưởng trồng trọt 6,5% trong năm 2023, chiếm tỷ trọng trên 84% giá trị sản xuất. Tổng diện tích cây trồng chuyển đổi, cải tạo 20.674 ha. Trong đó, 6.617 ha cải tạo tái canh cà phê; 1.500 ha điều chuyển sang trồng sầu riêng và một số loại cây ăn quả khác; thay đổi cơ cấu cây trồng trên 1.721 ha diện tích đất lúa. Ngoài ra, toàn ngành trồng mới 6.490 ha cây ăn quả (bao gồm 2.943 ha sầu riêng) và 2.638 ha mắc ca. Tính chung toàn ngành đạt tổng diện tích gieo trồng cả năm 2023 với 404.001 ha gồm: 126.585 ha cây hàng năm, 277.416 ha cây lâu năm. Tổng sản lượng lương thực duy trì ổn định với 141.000 tấn lúa và gần 42.000 tấn bắp. 

Tỉnh Lâm Đồng với diện tích đất canh tác lớn, được thiên nhiên ưu đãi phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trong đó có sử dụng chất hóa học để thâm canh, tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trong vùng sản xuất...

Để hạn chế tác động của sản xuất nông nghiệp đến môi trường, ngày 20/11/2020, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 2666/QĐ-UBND triển khai Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2025. Đến nay, sau hơn 3 năm thực hiện Đề án, toàn tỉnh đã xác định 171 vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn. Qua đó, ban hành 17 quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với các loại cây trồng, vật nuôi như: rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ, củ năng, lúa, chè, cà phê vối, cà phê chè, sầu riêng, bơ, chuối, mắc ca, atiso, nấm rơm, đương quy, bò thịt, gà đẻ.

Tỉnh Lâm Đồng đã ban hành 17 quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với các loại cây trồng, vật nuôi. 

Tính chung toàn tỉnh đến nay đã xây dựng được 14 mô hình trình diễn sản xuất hữu cơ về các loại cây trồng. vật nuôi, trong đó có 11 mô hình đạt tiêu chuẩn chứng nhận.  Lũy kế đến tháng 12/2023, toàn tỉnh có 47 tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ với diện tích gần 1.580 ha, 1.005 con bò sữa và 38 con bò thịt.     

Giai đoạn 2023-2025, toàn tỉnh Lâm Đồng lên danh mục thu hút đầu tư 8 dự án nông nghiệp hữu cơ, tổng nguồn vốn dự kiến 270 tỷ đồng. Trong đó, huyện Đơn Dương có 2 dự án sản xuất 100 ha rau hữu cơ; chăn nuôi 1.000 con bò sữa mỗi năm trên diện tích 50 ha, tổng mức đầu tư lần lượt 70 tỷ đồng và 10 tỷ đồng. Huyện Lâm Hà kêu gọi đầu tư mức vốn nhiều nhất với 150 tỷ đồng sản xuất 353 ha cà phê Robusta hữu cơ.  Các dự án kêu gọi đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn lại tại các huyện Lạc Dương (10 ha cà phê Arabica, 5 tỷ đồng); Di Linh (50 ha, 1.000 con bò sữa/năm, 10 tỷ đồng); Bảo Lâm (10 ha chè, 5 tỷ đồng); Đạ Huoai (20 ha cây ăn quả, 10 tỷ đồng); Cát Tiên (50 ha, 1.500 con bò sữa/năm, 10 tỷ đồng).

Cũng trong giai đoạn này tỉnh Lâm Đồng xác định các mục tiêu: Phát triển diện tích sản xuất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1.600 ha (trong đó: Diện tích rau, củ, quả hữu cơ 250 ha/sản lượng khoảng 6.500 tấn; diện tích cây ăn quả hữu cơ 200 ha/sản lượng khoảng 1.300 tấn; diện tích lúa hữu cơ 150 ha/sản lượng khoảng 580 tấn (lúa nếp, lúa tẻ); diện tích chè hữu cơ 200 ha/sản lượng khoảng 950 tấn; diện tích cà phê hữu cơ 400 ha/sản lượng khoảng 700 tấn; diện tích mắc ca hữu cơ 200 ha/sản lượng khoảng 400 tấn; diện tích dược liệu hữu cơ 150 ha/sản lượng khoảng 1.150 tấn; diện tích nấm hữu cơ 50 ha/sản lượng khoảng 100 tấn.

Phát triển chăn nuôi hữu cơ: Đàn bò sữa hữu cơ đạt 2.000 con/sản lượng sữa hữu cơ đạt khoảng 5.800 tấn; Đàn bò thịt hữu cơ đạt 400 con/sản lượng thịt hữu cơ 48 tấn; đàn gà hữu cơ lấy trứng đạt 20.000 con/sản lượng trứng hữu cơ đạt khoảng 3.200.000 quả. Trên 90% sản lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận đảm bảo đầu ra, có thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững thông qua việc ký kết hợp đồng tiêu thụ hoặc tham gia các chuỗi giá trị. Toàn tỉnh có ít nhất 40 tổ chức, cá nhân được chứng nhận sản xuất hữu cơ.

Chăn nuôi hữu cơ góp phần nâng cao giá trị sản xuất tại các địa phương. Ảnh: BLĐ. 

Để đạt và vượt mục tiêu Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tiếp tục kiểm tra, giám sát chất lượng nguyên liệu đầu vào sản xuất, thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đầu ra phù hợp với tiêu chuẩn chứng nhận khi lưu thông trên thị trường. Đặc biệt, tập trung nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới đạt năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với dịch hại và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, mở rộng các mô hình liên kết giữa người sản xuất với đơn vị cung ứng vật tư đầu vào, liên kết với các đầu mối thị trường tiêu thụ để phối hợp quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ. Ngoài ra tăng cường công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và phát triển ổn định thị trường sản phẩm hữu cơ trong nước, hướng đến thâm nhập thị trường xuất khẩu.

Trong năm 2023, ngành Nông nghiệp tỉnh tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tổng diện tích nông nghiệp công nghệ cao theo tiêu chí mới trên địa bàn đạt 66.873 ha, chiếm 20,4% diện tích canh tác và tăng 1.565 ha so với năm 2022. Cụ thể cây rau 25.978 ha; hoa các loại 3.161 ha; chè 3.559 ha; cây ăn quả 7.367 ha; lúa chất lượng cao 5.045 ha; cà phê 20.400 ha và cây trồng khác 595 ha. Các giải pháp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao phổ biến như: tưới tiết kiệm (trên 47.500 ha); nhà kính nhập khẩu thông minh (180 ha); sản xuất trên giá thể (1.000 ha); công nghệ thông minh, công nghệ số (630 ha).

Toàn tỉnh công nhận được 9 vùng sản xuất và 14 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích 2.412 ha. Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh sản xuất 6.282 ha tiêu chuẩn an toàn thực phẩm VietGAP, GlobalGAP; 1.415 ha tiêu chuẩn hữu cơ đối với cây trồng các loại rau, chè, cây ăn quả, lúa, dược liệu; 86.000 ha cà phê, tiêu sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng đồng bộ, bền vững 4C, UTZ, Rainforest… 

Đồng thời, toàn tỉnh tăng thêm 21 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, nâng tổng số 234 chuỗi với 31.092 hộ tham gia trồng trọt 52.897 ha, tổng sản lượng 589.261 tấn. Đặc biệt, toàn tỉnh đã cấp 67 mã số vùng trồng với tổng diện tích gần 3.527,2 ha. Trong đó, 65 vùng trồng sầu riêng với diện tích gần 3.416,2 ha và 2 vùng trồng chanh leo với diện tích 111 ha. Dự kiến đến đầu năm 2024, toàn tỉnh hơn 7.085,7 ha sầu riêng được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, chiếm 33,8% tổng diện tích. 

 

 

Thu Hà 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline