Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/09/2024 06:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ sáu, 20/09/2024

Lai Châu: Thúc đẩy phát triển cây dược liệu

Thứ năm, 07/04/2022 13:04

TMO – Nhờ có tỷ lệ che phủ rừng cao (51%), tỉnh Lai Châu triển khai nhiều chính sách để đẩy mạnh phát triển cây dược liệu, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào trồng dược liệu.

Theo thống kê, tỉnh Lai Châu có 479.538 ha rừng, trong đó 445.587ha rừng tự nhiên. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho trồng, phát triển dược liệu quý. Toàn tỉnh có gần 20.000ha cây dược liệu các loại như: quế, sơn tra, sa nhân, thảo quả, sâm Lai Châu, bảy lá một hoa, đương quy... Riêng đối với cây quế, sơn tra, người dân thực hiện trồng theo Đề án phát triển cây quế, sơn tra của tỉnh trong giai đoạn 2017-2020.

(Ảnh minh họa)

Xác định phát triển dược liệu là hướng đi phù hợp nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, khai thác tiềm năng thế mạnh từng vùng, đảm bảo thêm thu nhập ổn định và giảm nghèo bền vững cho người dân, nhất là người dân ở các xã biên giới, nơi có điều kiện thuận lợi và có tỷ lệ che phủ rừng lớn. Tỉnh đang tích cực bảo tồn, phát triển các loại dược liệu quý, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư bao tiêu sản phẩm cho bà con. Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ trồng mới 900ha cây dược liệu, xây dựng 5 cơ sở nhà máy chế biến và sản xuất giống, xây dựng thương hiệu từ 1-2 sản phẩm dược liệu của tỉnh.

Để thực hiện điều này, tỉnh có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu. Điển hình Đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, hỗ trợ phát triển 10ha các loại sâm Lai Châu, bảy lá một hoa và lan kim tuyến với việc hỗ trợ một lần 50% chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Thu hút đầu tư xây dựng 2 cơ sở sản xuất giống; 1 cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi liên kết. Phấn đấu 3 nhãn hiệu có giấy chứng nhận dược liệu trở lên. Tập trung phát triển trồng cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

 

VH

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline