Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Lai Châu: Du sam cổ thụ khoảng 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 06/03/2024 15:03

TMO - Cây du sam cổ thụ khoảng 500 năm tuổi tại xã Tà Mung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Theo đó, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã ban hành Quyết định công nhận cây du sam khoảng 500 năm tuổi ở xã Tà Mung, huyện Than Uyên, Lai Châu là Cây Di sản Việt Nam. Đây cũng là cây cổ thụ đầu tiên ở tỉnh Lai Châu được công nhận Cây Di sản Việt Nam. 

Cây du sam khoảng 500 năm tuổi ở xã Tà Mung vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. 

Cây du sam có chu vi gốc 4,57m, chiều cao trên 20m mọc ở ở sườn núi dốc, phía Nam của xã Tà Mung, thuộc khoảnh 8 tiểu khu 514 nằm trong lâm phần rừng sản xuất thuộc UBND xã Tà Mung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.  

Ngày 4/3/2024 chính quyền và nhân dân xã Tà Mung, huyện Than Uyên đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định Cây Di sản Việt Nam cho cây du sam có tuổi đời khoảng 500 năm tuổi. PGS.TS. Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam thay mặt Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tới tham dự và chúc mừng.

PGS.TS. Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (ngoài cùng bên phải) trao bằng và quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam cho đại diện địa phương. 

Lãnh đạo UBND xã Tà Mung cho biết: Sự kiện vinh danh và công nhận Cây Di sản trên địa bàn xã Tà Mung có ý nghĩa sâu sắc, nhân văn đối với tất cả nhân dân các dân tộc trong xã. Thời gian tới, địa phương này quyết tâm làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên thực vật, bảo vệ cảnh quan quý hiếm này. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng bảo vệ Cây Di sản, tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch trên địa bàn xã. UBND xã Tà Mung đã ra quyết định thành lập Ban Quản lý Cây Di sản với mục tiêu bảo vệ, duy trì nguồn gen quý, đồng thời sưu tầm, nhân giống để phát triển nhiều thêm cây du sam.  

Khai mở văn bia Cây Di sản Việt Nam đối với cây du sam cổ thụ. 

Cây du sam cổ thụ vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam đầu tiên tại tỉnh Lai Châu. 

Hiện nay, theo thống kê của cán bộ kiểm lâm trên địa bàn Than Uyên, cả huyện chỉ còn một cây du sam cổ thụ tại xã Tà Mung. Người Mông ở Tà Mung gọi cây du sam này là cây pơ mu chua. Trong thời kì chiến tranh, Tà Mung là một trong những nơi giặc Pháp ném bom làm cháy hàng nghìn ha rừng, hủy diệt nhiều loài thực vật, động vật. Cây pơ mu chua ở đây là một trong những cây hiếm hoi còn tồn tại sau chiến tranh với sức sống mãnh liệt, trở thành biểu tượng của núi rừng Tà Mung, có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông. 

Hoạt động công nhận, bảo tồn Cây Di sản Việt Nam được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động và triển khai từ năm 2010, ngoài bảo tồn đa dạng sinh học, hoạt động này nhằm tuyên truyền giáo dục nhận thức cộng đồng bảo vệ cây xanh, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường góp phần phát triển bền vững./. 

 

 

Hoàng Vân 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline