Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 11/05/2024 17:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 11/05/2024

Kon Tum phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thứ sáu, 06/10/2023 13:10

TMO - Sâm Ngọc Linh được trồng chủ yếu ở huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei của tỉnh Kon Tum. Đây là sản phẩm có giá trị cao, có thể đổi thay đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tỉnh Kon Tum đang triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Kon Tum hiện có khoảng 1.240 ha sâm trồng sâm Ngọc Linh, số lượng này tập trung chủ yếu ở huyện Tu Mơ Rông với hơn 1.190 ha, còn lại ở huyện Đăk Glei. Xác định tầm quan trọng của loại dược liệu quý này, tỉnh Kon Tum đã ban hành các chủ trương, chính sách trong xây dựng, phát triển và nâng cao giá trị của sâm Ngọc Linh trên địa bàn. Theo đó, từ năm 2011 Tỉnh uỷ Kon Tum ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/7/2011 về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực đã xác định sâm Ngọc Linh là một trong 9 sản phẩm chủ lực của tỉnh. Năm 2013 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 17/4/2013 về Quy hoạch phát triển Sâm Ngọc Linh giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Năm 2018 Tỉnh uỷ Kon Tum ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 02/3/2018 về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo đó đề ra nhiệm vụ đến năm 2020 trồng mới 1.000 ha Sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở đó HĐND tỉnh Kon Tum ban hành Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 thông qua Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum. UBND tỉnh ban hành quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 phê duyệt Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Nghị quyết 06-NQ/ĐH ngày 30/9/2020 Đại Hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum khoá XVI nhiệm kỳ 2020-2025 xác định đến năm 2025 tỉnh Kon Tum trồng mới 4.500 ha Sâm Ngọc Linh. Năm 2022 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI nhiệm kỳ 2020-2025 ban hành Nghị quyết chuyên đề số 14-NQ/TU ngày 19/5/2022 về về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo đó đề ra các nhiệm vụ và giải pháp phát triển dược liệu đến năm 2025 định hướng đến 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 diện tích Sâm Ngọc Linh đạt 4.500 ha; đến năm 2030 diện tích sâm Ngọc Linh Đạt 10.000 ha. Trên cơ sở nghị quyết UBND tỉnh ban hành quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 về việc phê duyệt Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Tỉnh Kon Tum hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ảnh: NDO. 

Là loại dược loại quý hiếm và giá trị cao nên nhiều năm qua, sâm Ngọc Linh đứng trước nguy cơ bị giả mạo thương hiệu rất lớn. Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sâm củ Ngọc Linh. Theo đó, sâm củ Ngọc Linh được Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00049 theo Quyết định số 3235/QĐ-SHTT ngày 18/6/2016. Theo Quyết định này, sản phẩm sâm củ mang chỉ dẫn địa lý nằm trên ngọn núi Ngọc Linh trong khu vực địa lý thuộc xã Măng Ri, xã Ngọc Lây thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và xã Trà Linh thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ Kon Tum cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Theo Quyết định số 92/QĐ-SKHCN ngày 10/8/2023 của Sở Khoa học và Công nghệ Kon Tum, số lượng sản phẩm sâm củ được cấp giấy chứng nhận là 10.000 cây; có độ tuổi lớn hơn 10 năm tuổi; tại lô 3, khoảnh 2, tiểu khu 220, thuộc xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông.

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum có hơn 1.165 hộ gia đình; 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất và 5 doanh nghiệp sản xuất Sâm Ngọc Linh với tổng diện tích đã trồng khoảng 1.784 ha; đến 2025 diện tích khai thác khoảng 60ha/năm (khoảng 600 ngàn cây). Trong diện tích này (không bao gồm số diện tích đã khai thác hàng năm) có khoảng 7,9 triệu cây Sâm Ngọc Linh có cho thu hoạch quả với khoảng 19,8 triệu hạt/năm và sản xuất được 14 triệu cây; với nguồn giống Sâm Ngọc Linh hiện có trên địa bàn tỉnh, các tổ chức, cá nhân trồng có thể trồng mới và trồng dặm lại diện tích hao hụt ước khoảng 1.000ha/năm.

Tại các huyện miền núi Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei của tỉnh Kon Tum, trồng cây dược liệu trong đó có sâm Ngọc Linh đã góp phần ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. UBND huyện Tu Mơ Rông, từ cây dược liệu, năm 2022 nhiều người dân huyện Tu Mơ Rông đã có thu nhập cao. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 8,74%, cao hơn gấp đôi mục tiêu đề ra của tỉnh Kon Tum. Tại huyện Đăk Glei, những năm gần đây, việc phát triển sâm Ngọc Linh được người dân nhiệt tình hưởng ứng, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế cho người dân, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Đến nay, tổng diện tích sâm Ngọc Linh toàn huyện đạt 34,77 ha, tăng 29,47 ha so với năm 2020 (5,3 ha).

Tại các huyện miền núi, trồng sâm Ngọc Linh góp phần ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương trên địa bàn tỉnh. 

Tỉnh Kon Tum hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn có giá trị kinh tế cao cho địa phương, là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành dược liệu gồm: Sản phẩm OCOP, thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm bổ dưỡng, mỹ phẩm và thuốc dược liệu mang thương hiệu sản phẩm quốc gia..., nâng tầm vị thế thương hiệu sản phẩm Sâm Ngọc Linh Kon Tum trên thị trường trong nước và quốc tế; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo đó, diện tích trồng sâm Ngọc Linh đến năm 2025 khoảng 4.500 ha (khoảng 45 triệu cây); đến năm 2030 diện tích có trồng sâm Ngọc Linh khoảng 10.000 ha (100 triệu cây), trong đó diện tích trồng sâm Ngọc Linh được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý; đến năm 2045, phát triển sâm Ngọc Linh trong toàn bộ diện tích vùng chỉ dẫn địa lý, mở rộng vùng trồng ở nơi có điều kiện phù hợp. Sản lượng sâm Ngọc Linh có thể khai thác từ năm 2025 đạt trên 20 tấn/năm (diện tích khai thác trên 60 ha/năm), đảm bảo nguồn gốc vùng trồng.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trồng sâm Ngọc Linh theo tiêu chuẩn VietGAP, GACP-WHO hoặc tương đương. Đến năm 2045, sản lượng có thể khai thác đạt 50 tấn/năm gắn với chế biến các sản phẩm như: OCOP, thực phẩm, thực phẩm bổ dưỡng, thực phẩm bổ sung, nước giải khát... từ nguyên liệu sâm Ngọc Linh; đồng thời cung cấp nguyên liệu sâm Ngọc Linh cho ngành Công nghiệp sản xuất thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm. Đến năm 2045, sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng chủ lực xuất khẩu, tạo nguồn thu quan trọng cho địa phương, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.

Địa phương này quy hoạch vùng sản xuất sâm Ngọc Linh với tổng diện tích quy hoạch 31.742,8 ha, thuộc địa bàn 2 huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông trong đó: Quy hoạch vùng đệm: Diện tích 14.754,5 ha (độ cao từ 1.200 m - 1.500 m) hình thành vành đai bảo vệ vùng quy hoạch, bảo vệ môi trường, sinh thái và ổn định khí hậu tạo điều kiện thích nghi để phát triển sâm trong vùng quy hoạch. Quy hoạch vùng lõi (vùng trồng sâm): Diện tích 16.988,3 ha, có độ cao 1.500 m trở lên (gồm rừng giàu 9.826,5 ha, rừng trung bình 6.555,4 ha, rừng nghèo 606,4 ha).

Nhằm đưa sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn, Kon Tum thúc đẩy chế biến, các sản phẩm sâm Ngọc Linh bền vững theo chuỗi giá trị: Xây dựng chính sách thúc đẩy ưu tiên các doanh nghiệp có tiềm lực, uy tín đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sâm Ngọc Linh hiện đại gắn với vùng nguyên liệu; quản lý chất lượng các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh bao gồm: thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm, sản phẩm thực dưỡng… theo tiêu chuẩn chất lượng GMP-WHO (hướng dẫn thực hành sản xuất tốt) hoặc tương đương. Quản lý chất lượng các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh bao gồm: Sản phẩm OCOP, thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng, mỹ phẩm và cung cấp nguồn nguyên liệu sâm Ngọc Linh sau chế biến thô cho ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc dược liệu.

Xây dựng phát triển thương hiệu, thị trường, xúc tiến thương mại thông qua việc hỗ trợ, đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử, đưa sâm Ngọc Linh tham gia các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, chế biến, tiêu thụ và kinh doanh các sản phẩm sâm Ngọc Linh bền vững theo chuỗi giá trị.

Tỉnh sẽ bố trí ngân sách địa phương theo kế hoạch trung hạn và hằng năm thực hiện các nhiệm vụ Chương trình thuộc trách nhiệm của ngân sách tỉnh, phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành. Đề xuất nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.  Lồng ghép các cơ chế, chính sách, vốn đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để thực hiện Chương trình phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh...

 

 

Thanh Hương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline