Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Thứ năm, 11/04/2024 14:04

TMO - Tại các huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc phát triển kinh tế trang trại đã góp phần sử dụng hiệu quả đất đai, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, hình thành vùng sản xuất tập trung. 

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố cho thấy, hiện toàn thành phố có 1.695 trang trại, trong đó 43 trang trại trồng trọt, 1.346 trang trại chăn nuôi, 196 trang trại nuôi trồng thủy sản, 109 trang trại tổng hợp. Đã có 15 trang trại đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, 64 trang trại có sản phẩm VietGAP, hữu cơ, 281 trang trại ứng dụng công nghệ cao, 294 trang trại có liên kết sản xuất và tiêu thụ... Đáng chú ý, trên địa bàn thành phố đã hình thành một số trang trại kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Thời gian qua, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn đã góp phần sử dụng hiệu quả đất đai, vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật; đồng thời cung ứng cho thị trường số lượng lớn nông sản với các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú; từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa. Cùng với đó, thành phố đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển và đưa công nghiệp cũng như các ngành nghề dịch vụ đến khu vực nông thôn. Theo thống kê, những năm gần đây, thu nhập của các trang trại ngày càng được nâng cao nhờ người dân mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. 

Tại huyện Thường Tín, địa bàn huyện có 39 trang trại, trong đó 18 trang trại chăn nuôi, 16 trang trại tổng hợp... tạo việc làm cho 88 lao động thường xuyên với thu nhập bình quân đạt 6 triệu đồng/người/tháng. Thời gian qua, các trang trại đã khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ đời sống nhân dân trong vùng góp phần phát triển nông nghiệp bền vững và bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô vừa và lớn gắn với thị trường. 

Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn đã góp phần sử dụng hiệu quả đất đai tại các địa phương trên địa bàn thành phố. 

Qua thống kê, trên địa bàn Chương Mỹ có 138 trang trại lợn và 199 trang trại gà chăn nuôi gia công cho các công ty, còn lại là trang trại, gia trại của các hộ dân. Các trang trại ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi này, không chỉ giúp tăng năng suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mà còn kiểm soát được chất lượng sản phẩm trên thị trường. 

Trên địa bàn huyện Mê Linh, hiện có 17 trang trại, hầu hết đều ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và các sản phẩm đều có truy xuất nguồn gốc. Thời gian qua, UBND huyện luôn quan tâm, tạo điều kiện khuyến khích nhân dân tập trung ruộng đất, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo mô hình kinh tế trang trại; qua đó đã mang lại hiệu quả tích cực như: Khai thác tối đa nguồn lực đất đai từ việc chuyển đổi những vùng trũng, trồng lúa, rau màu năng suất thấp, kém hiệu quả sang mô hình kinh tế trang trại. Huyện đã hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung như, vùng sản xuất rau an toàn ở các xã: Tiền Phong, Tráng Việt, Đại Thịnh, Văn Khê, Tiến Thắng; vùng trồng hoa tại các xã: Mê Linh, Đại Thịnh, Văn Khê; vùng chăn nuôi tập trung ở các xã: Tiến Thắng, Liên Mạc, Tự Lập…

Bên cạnh kết quả đã đạt được, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng gặp một số khó khăn về nguồn vốn, lao động, ứng dụng khoa học công nghệ mới, xúc tiến thương mại, đặc biệt là về đất đai để làm trang trại. Trong khi đó, trình độ quản lý và sản xuất của các chủ trang trại chủ yếu chưa qua đào tạo nên khả năng quản lý sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ nông sản còn hạn chế. Chất lượng sản phẩm từ các trang trại chưa cao, chưa chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm. Liên kết giữa các trang trại với nhau, với các hợp tác xã và liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế nên chưa phát huy được hết lợi thế của vùng.

Tại các địa phương, việc hình thành trang trại chăn nuôi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kiểm soát được chất lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường. 

Trước thực tế này, lãnh đạo UBND TP.Hà Nội cho biết, thời gian tới, thành phố tiếp tục thúc đẩy các chính sách về đất đai, khoa học, kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư, xúc tiến thương mại… để hỗ trợ các trang trại phát triển hiệu quả, đúng hướng. Hà Nội đề ra mục tiêu đến năm 2025 có từ 2.000 trang trại trở lên đạt tiêu chí của Bộ NN&PTNT và số lao động làm việc trong các trang trại là gần 8.000 người. 

Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, ngành Nông nghiệp tiếp tục tham mưu thành phố Hà Nội xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển trang trại quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao và tạo ra các sản phẩm an toàn… Đồng thời phát triển các dạng hình kinh tế trang trại, gia trại theo chuỗi liên kết, kết hợp phát triển du lịch sinh thái, giáo dục trải nghiệm gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất và đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thành phố. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào trang trại quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm an toàn. 

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp. Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với kinh tế trang trại như: Chính sách hỗ trợ hỗ trợ quy hoạch và đầu tư công trình hạ tầng chung; chính sách hỗ trợ lập, thẩm định và phê duyệt dự án kinh tế trang trại; chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai; chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế; chính sách ưu đãi, hỗ trợ vay vốn tín dụng; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng; chính sách ưu đãi, hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ và môi trường; chính sách ưu đãi, hỗ trợ xúc tiến thương mại; chính sách ưu đãi, hỗ trợ liên kết…

Cụ thể, theo dự thảo, trang trại được hưởng các chính sách ưu đãi về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê hoặc thuê lại quyền sử dụng đất; tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp; miễn, giảm tiền sử dụng đất và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác theo quy định của Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn thực hiện.

Ngoài ra các trang trại còn được hỗ trợ: Chủ trang trại thuê đất của Nhà nước được miễn giảm 50% tiền thuê đất; trường hợp đang thuê đất của Nhà nước, nếu tiếp tục có nhu cầu gia hạn thời gian thuê thì được ưu tiên tiếp tục thuê đất không qua đấu giá. Chủ trang trại thuê lại đất của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện phát triển rừng sản xuất, trồng rừng gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tương đương 30% tiền thuê đất cho 7 năm đầu tiên theo mức giá đất ưu đãi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và giá thuê đất ổn định tối thiểu 7 năm. Ngoài ra, trang trại chăn nuôi còn được hỗ trợ 30% lãi suất vay tại ngân hàng thương mại trong thời gian 5 năm để xây mới, hoặc nâng cấp hệ thống chuồng chăn nuôi công nghiệp đối với lợn, gia cầm, gia súc ăn cỏ; mức hỗ trợ tối đa cho một trang trại không quá 200 triệu đồng/trang trại... 

Các trang trại được hỗ trợ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Có giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Có giấy chứng nhận kinh tế trang trại (trừ trường hợp hưởng hỗ trợ lập dự án kinh tế trang trại).

Đối với hỗ trợ trang trại chăn nuôi áp dụng hệ thống chuồng công nghiệp: Trang trại chăn nuôi không thuộc đối tượng sở hữu là doanh nghiệp; có dự án chăn nuôi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; áp dụng hệ thống chuồng kín đối với chăn nuôi lợn, gia cầm hoặc chuồng công nghiệp đối với chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Các điều kiện quy định tại các văn bản khác (đối với trường hợp đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ tại văn bản đó).

 

 

Hồng Thảo 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline