Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 22:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại đến 5,6 nghìn tỷ USD do khí hậu cực đoan

Thứ hai, 05/09/2022 07:09

TMO - Báo cáo của Công ty tư vấn môi trường và kỹ thuật GHD (có trụ sở tại Mỹ, thành lập từ 1928) cho thấy, những đợt hạn hán nghiêm trọng, các cơn bão và mưa cực đoan ở một số nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể gây thiệt hại 5,6 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2050.

Từ đầu năm đến nay mưa lớn mưa lớn đã gây ra ngập lụt nghiêm trọng tại các thành phố ở Trung Quốc và Hàn Quốc, gián đoạn nguồn cung cấp nước và điện ở Ấn Độ, trong khi hán hán kéo dài khiến mùa màng của nông dân trên khắp châu Âu gặp rủi ro. Những thảm họa trên đang gây thiệt hại cho các nền kinh tế hàng trăm tỷ USD. 

Cơ sở dữ liệu về các hiện tượng thời tiết khẩn cấp do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học về Thảm họa có trụ sở tại Brussels, Bỉ cho thấy, các trận hạn hán, lũ lụt và bão lụt trong năm 2021 đã gây thiệt hại hơn 224 tỷ USD trên toàn cầu.

Lũ lụt nghiêm trọng thời gian qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều quốc gia. Ảnh: Reuters 

Tuy vậy, báo cáo GHD cảnh báo, khi biến đổi khí hậu làm tăng lượng mưa, lũ lụt và hạn hán trong những thập kỷ tới, con số trên sẽ tăng cao. GHD đã đánh giá rủi ro về nước ở 7 quốc gia đại diện cho các điều kiện kinh tế và khí hậu khác nhau gồm: Mỹ, Trung Quốc, Canada, Anh, Philippines, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Australia.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bảo hiểm toàn cầu và các nghiên cứu khoa học về cách các sự kiện cực đoan có thể ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau, từ đó ước tính tổn thất về chi phí trước mắt và nền kinh tế nói chung mà các quốc gia phải hứng chịu.

Theo đó, Mỹ nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đối mặt với thiệt hại lên đến 3,7 nghìn tỷ USD vào năm 2050, với tổng sản phẩm quốc nội giảm khoảng 0,5% mỗi năm cho đến năm 2050. Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới, phải đối mặt với khoản lỗ lũy kế khoảng 1,1 nghìn tỷ USD vào giữa thế kỷ này. 

Trong 5 lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất đối với nền kinh tế toàn cầu, sản xuất và phân phối sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thảm họa lên tới 4,2 nghìn tỷ USD do khan hiếm nước làm gián đoạn sản xuất trong khi bão và lũ lụt phá hủy cơ sở hạ tầng và kho hàng lưu trữ.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp dễ chịu ảnh hưởng bởi cả hạn hán và mưa lớn, có thể bị thiệt hại 332 tỷ USD vào năm 2050. Ba ngành khác cũng trải qua những thách thức lớn là bán lẻ, ngân hàng và năng lượng.

 

 

Hải Bình 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline