Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 12:11
Thứ bảy, 26/08/2023 18:08
TMO – Các chuyên gia cho rằng, cần nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng lợi ích của kinh tế ban đêm (như: quy mô của kinh tế ban đêm: doanh thu, đóng góp ngân sách nhà nước, tạo việc làm… ở Việt Nam) và những vấn đề ngảy sinh có thể phát sinh từ các hoạt động kinh tế ban đêm ở các thành phố lớn.
Như đã nêu tại bài trước, ‘ban đêm’ là không gian cơ bản để tăng cường giao tiếp xã hội và phát triển ý thức bản thân, đặc biệt là cho giới trẻ. Các hoạt động giải trí vào ban đêm giúp người dân thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn và thành phố sống động hơn. Từ góc độ kinh tế, lợi ích của kinh tế ban đêm giúp góp phần tái cấu trúc ngành công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu nhập mới cho địa phương và cho quốc gia; tái thiết và phát triển khu vực đo thị và các khu vực không được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày; Khuyến khích tiêu dùng nội địa và tạo nguồn thu thuế cho địa phương; Nuôi dưỡng ngành du lịch, thu hút khách du lịch;…
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, nhiều chuyên gia cũng chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn có thể phát triển kinh tế ban đêm như: Xuất hiện vi phạm về an toàn giao thông và gây rối trật tự công cộng; Kinh tế ban đêm có thể vô tình trở thành môi trường thuận lợi, làm gia tăng các loại tội phạm và kéo theo những tệ nạn xã hội phổ biến như mại dâm, buôn bán ma túy, trộm cắp, cướp bóc, cờ bạc. Ngoài ra, kinh tế ban đêm, còn có những rủi ro tiềm ẩn khác cần nhận diện như: có thể tiêu tốn một khoản chi phí xã hội không mong muốn như chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí bảo vệ môi trường, chi phí lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống camera giám sát,… Hơn nữa, tiếng ồn khiến cho một bộ phận cư dân ở trung tâm thành phố, đô thị không ngủ được, dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và trong nhiều trường hợp đã ảnh hưởng đến năng suất lao động. Các doanh nghiệp ở trung tâm thành phố có thể cũng phải chịu các chi phí liên quan đến sửa chữa các thiệt hại nhỏ do hành vi phá hoại (đập phá hoặc vẽ bậy) của những người tham gia hoạt động ban đêm; Xuất hiện chênh lệch điều kiện kinh tế - xã hội, lai căng văn hóa, chiếm dụng trái phép không gian công cộng, rủi ro về cháy nổ, quá tải về dịch vụ công, ô nhiễm môi trường…
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, với tiềm năng và lợi ích mang lại là rất lớn, các chuyên gia khuyến nghị cần đưa ra giải pháp phù hợp để khai thác tiềm năng này. Theo các chuyên gia, năm 2020, Chính phủ ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 phê duyệt Đề án “Phát triển Kinh tế ban đêm ở Việt Nam”, theo đó phạm vi hoạt động kinh tế ban đêm chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ vui chơi, giải trí (các hoạt động nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện,…), dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán bar,…), dịch vụ mua sắm (các chợ, khu mua sắm,…) và du lịch (tham quan các địa điểm du lịch, di tích văn hóa, công trình kiến trúc,…) diễn ra từ 6 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Kinh tế ban đêm không bao gồm lĩnh vực/ngành sản xuất vật chất tổ chức vào ban đêm.
Theo các chuyên gia, chúng ta cần đánh giá về tiềm năng phát triển, cơ hội, thách thức, yếu tố tác động để từ đó có giải pháp khai thác và phát triển tối đa tiềm năng kinh tế ban đêm. Phát triển kinh tế ban đêm cần dựa trên quan điểm chỉ đạo là bền vững. Cần tạo môi trường du lịch và dịch vụ bền vững, có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Kinh tế ban đêm cũng đối mặt nhiều rủi ro, thách thức liên quan an ninh trật tự, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải… và chưa có khung pháp lý, chính sách thúc đẩy loại hình này. Đi cùng với triển tác động tích cực của kinh tế ban đêm như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân thì vẫn tồn tại những bất cập, khó khăn trong công tác quản lý, điều hành, đặc biệt là nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, cờ bạc và các loại tội phạm khác. Điều này cần được phân tích, đánh giá một cách khách quan và đưa ra những khuyến cáo kịp thời nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu của kinh tế đêm với tình hình an ninh trật tự xã hội.
Các chuyên gia kiến nghị, cần nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng lợi ích của kinh tế ban đêm (như: quy mô của kinh tế ban đêm: doanh thu, đóng góp ngân sách nhà nước, tạo việc làm… ở Việt Nam) và những vấn đề ngảy sinh có thể phát sinh từ các hoạt động kinh tế ban đêm ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Khánh Hòa,… Đồng thời, cần rà soát các quy định liên quan đến lao động, tiếng ồn, bảo vệ môi trường, kinh doanh rượu, thuốc lá, dịch vụ giải trí, an ninh trật tự…. để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế ban đêm; Nghiên cứu các quy định xử lý các vấn đề nảy sinh do sự phát triển của kinh tế ban đêm; Nghiên cứu cơ chế hoạt dộng, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo sự hoạt động của kinh tế ban đêm. Phát triển kinh tế đêm cần phải được cân nhắc có trọng tâm, trọng điểm, không phát triển ồ ạt ở tất cả các địa phương dẫn đến lãng phí nguồn lực.
Quy hoạch nền kinh tế đêm cần dựa trên tầm nhìn chiến lược dài hạn, bao quát tất cả mọi chủ thể làm việc, sử dụng dịch vụ ban đêm, cư dân sống xung quanh, người điều hành các hoạt động ban đêm, và cả các chủ thể liên quan đến việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế ban đêm. Quy hoạch kinh tế đêm cũng cần đảm bảo sự linh hoạt, tăng cường khả năng thích ứng, sức chống chịu của các hoạt động kinh tế đêm trước ‘cú sốc’ từ bên ngoài (như đại dịch Covid-19). Quá trình hoạch định cũng như thực hiện quy hoạch kinh tế đêm cần đảm bảo tham vấn đầy đủ mọi chủ thể tham gia trong nền kinh tế đêm.
[Kinh tế ban đêm] Nhiều tiềm năng và lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro
LÊ HÙNG
Bình luận