Hotline: 0941068156

Thứ hai, 13/05/2024 12:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 13/05/2024

[Kinh tế ban đêm] Nhiều tiềm năng và lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro

Thứ sáu, 25/08/2023 15:08

TMO – Việt Nam hiện có 5 đô thị lớn (Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ), riêng Hà Nội và TP. HCM được xếp vào diện đô thị đặc biệt. Ngoài ra, hầu hết các địa phương (tỉnh) đều có thành phố trực thuộc và được xếp vào diện đô thị loại 2, loại 3. Đây được cho là tiềm năng và mang lại lợi ích rất lớn nếu khai “Kinh tế ban đêm”.

Kinh tế ban đêm là chỉ tất cả những hoạt động dịch vụ diễn ra sau 18 giờ tối hôm trước cho đến 6 giờ sáng hôm sau, bao gồm: Mua sắm tại các chợ đêm, cửa hàng tiện lợi 24/24, ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm. Mô hình kinh tế ban đêm đã xuất hiện và mang lại hiệu quả ở nhiều nước từ hàng chục năm nay, tuy nhiên với Việt Nam tuy không phải mới mẻ nhưng mô hình “Kinh tế ban đêm” cũng khiến các địa phương lúng túng.

Theo các chuyên gia, ‘ban đêmlà không gian cơ bản để tăng cường giao tiếp xã hội và phát triển ý thức bản thân, đặc biệt là cho giới trẻ. Các hoạt động giải trí vào ban đêm giúp người dân thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn và thành phố sống động hơn.

Từ góc độ kinh tế, lợi ích của kinh tế ban đêm giúp góp phần tái cấu trúc ngành công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu nhập mới cho địa phương và cho quốc gia; tái thiết và phát triển khu vực đo thị và các khu vực không được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày; Khuyến khích tiêu dùng nội địa và tạo nguồn thu thuế cho địa phương; Nuôi dưỡng ngành du lịch, thu hút khách du lịch;…

(Ảnh minh họa) 

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại , nhiều chuyên gia cũng chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn có thể phát triển kinh tế ban đêm như: Xuất hiện vi phạm về an toàn giao thông và gây rối trật tự công cộng; Kinh tế ban đêm có thể vô tình trở thành môi trường thuận lợi, làm gia tăng các loại tội phạm và kéo theo những tệ nạn xã hội phổ biến như mại dâm, buôn bán ma túy, trộm cắp, cướp bóc, cờ bạc. Ngoài ra, kinh tế ban đêm, còn có những rủi ro tiềm ẩn khác cần nhận diện như: có thể tiêu tốn một khoản chi phí xã hội không mong muốn như chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí bảo vệ môi trường, chi phí lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống camera giám sát,… Hơn nữa, tiếng ồn khiến cho một bộ phận cư dân ở trung tâm thành phố, đô thị không ngủ được, dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và trong nhiều trường hợp đã ảnh hưởng đến năng suất lao động. Các doanh nghiệp ở trung tâm thành phố có thể cũng phải chịu các chi phí liên quan đến sửa chữa các thiệt hại nhỏ do hành vi phá hoại (đập phá hoặc vẽ bậy) của những người tham gia hoạt động ban đêm; Xuất hiện chênh lệch điều kiện kinh tế - xã hội, lai căng văn hóa, chiếm dụng trái phép không gian công cộng, rủi ro về cháy nổ, quá tải về dịch vụ công, ô nhiễm môi trường;…

Các chuyên gia cho rằng, kinh tế ban đêm tồn tại như một hiện thực khách quan, kinh tế ban đêm tồn tại như một hiện thực khách quan, do thị trường dẫn dắt. Kinh tế ban đêm có khả năng mang lại lợi ích lớn về văn hóa, xã hội và kinh tế; đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro, thách thức về vấn đề trật tự an ninh xã hội cho các thành phố. Tuy nhiên, thay vì chỉ quan ngại và đưa ra các giải pháp nhằm xử lý rủi ro, thách thức từ kinh tế ban đêm, chúng ta có thể chủ động phát triển kinh tế ban đêm thông qua các kế hoạch, chính sách và đặc biệt sử dụng tốt công cụ quy hoạch phù hợp, gắn kết được sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và cộng đồng.

 

Bài tiếp: Giải pháp khai thác, phát triển tiềm năng kinh tế ban đêm

 

 

LÊ HÙNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline