Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/04/2025 00:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/04/2025

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 có thể vượt 700 tỷ USD

Thứ ba, 27/09/2022 13:09

TMO - Theo nhận định của Bộ Công Thương, nếu duy trì tốc độ thời gian qua, xuất nhập khẩu cả năm 2022 của Việt Nam có thể sẽ đạt trên 740 tỷ USD, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tạo thuận lợi cho việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế cả năm.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến nửa đầu tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đã vượt 526 tỷ USD; xuất siêu 4,64 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 15 ngày đầu tháng 9 (1/9 đến 15/9), kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 12,75 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm 2022 đến 15/9 đạt 265,34 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 7,3 tỷ USD, tương ứng tăng 29,7%; dệt may tăng 5,35 tỷ USD, tương ứng tăng 24,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,84 tỷ USD, tương ứng tăng 14,3%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 4,7 tỷ USD, tương ứng tăng 12,5%...

Đến nửa đầu tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đã vượt 526 tỷ USD; xuất siêu 4,64 tỷ USD 

Chiều ngược lại, trong nửa đầu tháng 9, kim ngạch nhập khẩu đạt 13,59 tỷ USD, qua đó nâng tổng kim ngạch từ đầu năm đến 15/9 lên 260,7 tỷ USD, tăng 13,15%, tương đương kim ngạch 30,3 tỷ USD. Như vậy, nửa đầu tháng 9 nước ta nhập siêu khoảng 840 triệu USD, nhưng lũy kế từ đầu năm đến 15/9 vẫn đạt thặng dư 4,64 tỷ USD. Từ đầu năm đến 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 526,04 tỷ USD, tăng hơn 70 tỷ USD so với cùng kỳ 2021. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong năm 2022, ngay từ thời điểm đầu năm, cơ hội lớn nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực, mở rộng hơn cánh cửa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia thành viên. Hơn nữa, RCEP có sự tham gia tích cực của Trung Quốc nên giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ hơn, từ đó sản xuất hàng hóa xuất khẩu đi các thị trường lớn tại châu Âu, châu Mỹ… có thể tăng thêm lợi nhuận và thị phần.

Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như EVFTA, CPTPP đã và đang bước vào giai đoạn cắt giảm mức thuế quan lớn hơn, ưu đãi nhiều hơn cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 thuyên giảm nên càng giúp thúc đẩy thương mại.

Tuy nhiên, tình hình lạm phát, suy thoái còn nhiều bất định, nhất là tại châu Âu và Mỹ đang tạo ra nhiều khó khăn. Hơn nữa, tình hình chiến sự giữa Nga – Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lương thực còn kéo dài, đe đọa đến tính bền vững của thu nhập khả dụng của người tiêu dùng ở các nước phát triển, tạo áp lực khiến mức tiêu dùng hàng nhập khẩu từ Việt Nam không còn như trước. Đặc biệt, mức độ kéo dài của khó khăn còn phụ thuộc vào tình hình biến động địa chính trị tại nhiều quốc gia, cũng như tính đúng đắn trong điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ và các nước châu Âu, kể cả Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đang phải đối diện với nhiều yếu tố rủi ro khác, như vấn đề về thị trường, dịch bệnh, sự đứt gãy chuỗi cung ứng trên thị trường, dễ tác động bất ngờ, gây ảnh hưởng tới kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Cùng với các ngành hàng khác, ngành thủy sản đang nỗ lực tăng tốc để cán đích với kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD. Ảnh: CH 

Trước những khó khăn này, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang rất tích cực vào cuộc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nói chung trong các ngành hàng. Ví dụ, tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản qua biên giới Trung Quốc; mở cửa thị trường; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm… Đặc biệt, vừa qua, đã có hai sản phẩm là sầu riêng và chanh leo đã được Trung Quốc chấp nhận xuất khẩu chính ngạch. Các mặt hàng khác như gạo, thủy sản, cà phê, hồ tiêu… cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt. 

Các chuyên gia dự báo, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì nhiều khả năng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm 2022 sẽ đạt trên 700 tỷ USD. Cán cân thương mại có thể duy trì xuất siêu và xuất nhập khẩu sẽ vượt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra là tăng 7-8%. 

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đòi hỏi sự kết nối, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, Bộ Công Thương cho biết sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

Đồng thời tiếp tục tạo thuận lợi hóa trong các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, như các thủ tục hoàn thuế, thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, cấp chứng nhận xuất xứ (C/O)…Bộ cũng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để đảm bảo đủ nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

 

 

Mạnh Đức

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline