Hotline: 0941068156

Thứ năm, 23/01/2025 00:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ năm, 23/01/2025

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm

Thứ bảy, 22/04/2023 06:04

TMO - Năm 2023, ngành thủy sản phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay xuất khẩu thủy sản đối diện với nhiều khó khăn dẫn đến sụt giảm kim ngạch xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong quý I/2023 đạt 1,8 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, các nhóm mặt hàng thủy sản chủ lực đều giảm so với cùng kỳ như: cá tra, tôm, cá ngừ giảm 30-37%; cua ghẹ và các loại hải sản khác là 2-42%.  Về phía các thị trường, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong quý I chỉ đạt khoảng 290 triệu USD, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong quý 1 đạt gần 255 triệu USD, giảm 22%; Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc cũng giảm 13%, đạt gần 178 triệu USD.

Trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU... đều giảm mạnh. Lũy kế 3 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đạt 600 triệu USD, giảm 37%. Trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng đạt 451 triệu USD (chiếm tỷ trọng 75,2%), giảm 38% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu tôm sú đạt 83 triệu USD, giảm 34%; trong khi xuất khẩu tôm loại khác đạt 65 triệu USD, giảm 34%.

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 17,6%. Quý đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt hơn 105 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ. Trong quý I/2023 xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 104 triệu USD, giảm 46% so với cùng kỳ. Lạm phát tăng kỷ lục, sức mua giảm, tồn kho từ năm 2022 còn cao là những yếu tố làm giảm nhu cầu nhập khẩu tôm vào Mỹ. Tình hình nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam phụ thuộc nhiều vào lượng hàng tồn kho hiện tại. Nếu tình hình tích cực, nhu cầu nhập khẩu có thể phục hồi sau quý II năm nay. Ngoài ra, xuất khẩu tôm sang EU đạt 89 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ. 

Các chuyên gia tại Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2023 sẽ phải đối mặt với thách thức từ lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng sức tiêu thụ của các thị trường lớn. Bên cạnh đó, tôm Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với Ecuador và Ấn Độ về giá thành. Nhu cầu nhập khẩu dự kiến phục hồi từ quý II trong xu hướng giá thấp hơn năm 2022.

Xuất khẩu tôm sang các thị trường chính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU... đều giảm mạnh trong quý I/2023. Ảnh: NT. 

Năm 2023, lạm phát khiến nhu cầu tiêu thụ giảm ở hầu hết các thị trường chính và tác động xấu đến sản xuất trong nước khiến cho lượng đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản giảm từ 20 - 50%, lượng tồn kho tăng. Thị trường khó khăn, sản xuất nguyên liệu trong nước bị chững lại. Chi phí sản xuất nguyên liệu tăng cao cùng với sự tăng giá bao bì, vật tư, năng lượng, nhân công… trong khi thủy sản Việt Nam đang bị áp lực cạnh tranh về nguồn cung và giá bán với các nước Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia tại các thị trường lớn. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hải sản khai thác gặp nhiều khó khăn để có thể xuất khẩu được lô sản phẩm hải sản vào EU do còn nhiều bất cập theo quy định IUU (Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định, với diễn biến này, dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ có thể hồi phục dần từ quý III/2023. Tập trung lớn nhất hiện nay là sản xuất, chế biến trong nước phải sẵn sàng nguồn cung ứng ngay khi thị trường hồi phục. Trước diễn biến hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang chủ động tìm kiếm cân đối nguồn nguyên liệu và tài chính để giữ khách hàng truyền thống và sẵn sàng nguồn cung khi thị trường hồi phục trở lại. Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu và cơ cấu sản phẩm.

Để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu thủy sản, các chuyên gia kiến nghị, trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể tận dụng để chuẩn bị nguyên liệu cũng như quy mô sản xuất khi thị trường bắt đầu phục hồi trở lại, dự kiến là vào quý II năm nay. Bên cạnh đó, tiết giảm chi phí sản xuất là điều mà mỗi doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đưa ra các kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu thủy sản. Trước hết về nguyên liệu và duy trì năng lực sản xuất nguyên liệu: Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét để sớm có một chương trình kích cầu để tạo tâm lý yên tâm cho nông, ngư dân duy trì sản xuất nguyên liệu. Cụ thể, VASEP xin đề xuất: “Gói tín dụng khoảng 10.000 tỷ đồng với lãi suất thấp, bằng với mức vay ngoại tệ cho doanh nghiệp thủy sản vay, thu mua và trữ nguyên liệu khi vào vụ thu hoạch nếu thị trường lúc đó vẫn không tốt”.  Về dài hạn, Hiệp hội mong Chính phủ quan tâm đến vấn đề tích tụ ruộng đất, quy định sử dụng đất, quy hoạch đất để ngành hàng có thể phát triển được các vùng.

Liên quan đến chứng nhận hải sản khai thác và khơi thông xuất khẩu : VASEP kiến nghị Bộ NN&PTNT, các tỉnh ven biển quyết liệt chỉ đạo gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC). Trong đó, ưu tiên lớn nhất là không còn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, cải tiến cơ sở dữ liệu quản lý tàu thuyền - khai thác, đẩy nhanh việc số hóa quy trình kiểm tra - cấp xác nhận, chứng nhận khai thác. 

Đối với vấn đề tín dụng và lãi suất: Hiệp hội kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét chỉ đạo, điều chỉnh lãi suất vay USD xuống dưới 4% để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu. Có chính sách hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, rà soát thủ tục và xem xét có các gói tín dụng ưu đãi dành cho hộ nuôi tôm nhỏ lẻ. Cho các doanh nghiệp thủy sản được giãn nợ 3 - 5 tháng cho các khoản vay đến hạn phải trả trong quý I - II/2023. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản theo NĐ số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Liên quan đến việc tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản Việt Nam: VASEP kiến nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo duy trì một số chính sách giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Cùng với đó, Bộ Tài chính đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng, nghiên cứu sửa đổi, đề xuất mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% xuống tối đa 1% quỹ lương. VASEP kiến nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung kiểm soát các cơ sở sản xuất giống thủy sản, kiểm soát chất lượng tôm giống bố mẹ, cũng như có các biện pháp giúp bình ổn giá thức ăn, thuốc thú y.

Về chi phí tuân thủ xử lý môi trường: VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét sửa đổi để có quy chuẩn nước thải riêng, phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, chỉnh sửa các quy định về chỉ tiêu phospho cho nước thải chế biến thủy sản phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng công nghệ, yếu tố đặc thù ngành và thông lệ khu vực tại các nước tương đương về kinh tế xã hội.

Đối với vấn đề khơi thông và phát triển thị trường: Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, Bộ NN&PTNT chủ trì cùng với VASEP triển khai đề án xây dựng thương hiệu cho trước hết 3 sản phẩm chủ lực của Việt Nam là tôm, cá tra và cá ngừ từ quý IV/2023. Đặc biệt, Chính phủ nên có sự quan tâm cho xây dựng một chiến lược dài hạn 10 năm với mục tiêu tăng gấp đôi thị phần xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc. Ngoài thị trường Trung Quốc, VASEP cũng kiến nghị Chính phủ rà soát và làm việc với phía Chính phủ Hàn Quốc xem xét việc bãi bỏ quota nhập khẩu tôm từ Việt Nam. 

Cuối cùng là vấn đề biến đổi khí hậu và hạ tầng thiết yếu cho khai thác, nuôi trồng thủy sản: Chính phủ cần đầu tư mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ. Bởi đây là giải pháp quan trọng để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển hiệu quả, bền vững.

 

 

 

Nguyễn Hoàn 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline