Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 01:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Kiên Giang tăng cường công tác quản lý rừng bền vững, tạo vùng chế biến nguyên liệu gỗ

Chủ nhật, 26/12/2021 11:12

TMO - Tăng tỷ lệ che phủ rừng, tập trung phát triển rừng sản xuất là những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý rừng bền vững tại tỉnh Kiên Giang.

Ông Đoàn Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh hiện có diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp là 79.889 ha, trong đó đất có rừng 76.200 ha, phân bố trên địa bàn 9/15 huyện, thành phố và đã được giao cho các chủ thể quản lý, gồm: 2 vườn quốc gia, 2 ban quản lý rừng, các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quản lý bảo vệ.

Ảnh minh họa.

Những năm qua, rừng tự nhiên tại Kiên Giang được tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ theo tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng. Công tác trồng cây, trồng rừng được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được tiến hành thường xuyên.

Ngoài ra, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Khoán bảo vệ rừng vẫn được duy trì mức 7.000 ha/năm, trồng mới rừng phòng hộ ven biển 703 ha nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tỉnh đã triển khai Dự án cho thuê môi trường rừng và liên doanh liên kết cho thuê môi trường rừng kết hợp du lịch sinh thái gắn với quản lý bảo vệ và phát triển rừng với diện tích 858 ha.

Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đối với lĩnh vực lâm nghiệp, Kiên Giang đã xây dựng Chương trình phát triển rừng sản xuất làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Theo đó, đã hoàn thành phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, trình Bộ NN&PTNT và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hiện nay, tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã đầu tư tại tỉnh Kiên Giang nhà máy chế biến ván MDF, với công suất 75.000 m3/năm, gắn với trồng rừng nguyên liệu tại vùng Tứ giác Long Xuyên. Bên cạnh lĩnh vực chính là sản xuất ván gỗ nhân tạo MDF, để đảm bảo nguồn nguyên liệu, Công ty Cổ phần gỗ Kiên Giang triển khai xây dựng nguồn nguyên liệu tại chỗ thông qua việc nhận khoán trồng, bảo vệ, khai thác rừng, đồng thời tổ chức thu mua nguyên liệu của bà con trong và ngoài vùng dự án.

Phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và cung cấp cừ tràm trong hoạt động xây dựng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, được các doanh nghiệp và nhân dân quan tâm đầu tư. Từ đó, phong trào trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán từng bước được phục hồi hiệu quả, tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ bền vững cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Những năm qua, Kiên Giang đã đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa nghề rừng, thông qua hình thức liên doanh liên kết, cho thuê môi trường rừng kết hợp du lịch sinh thái, phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Đến nay, toàn tỉnh có 26 dự án cho thuê môi trường rừng và liên doanh liên kết, đã góp phần cùng với chủ rừng làm giàu tài nguyên rừng, tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển và phòng chống cháy rừng hiệu quả. 

 

 

Ngọc Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline