Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 07/07/2024 23:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Chủ nhật, 07/07/2024

Kiên Giang mở rộng diện tích nuôi biển theo hướng bền vững

Thứ ba, 04/06/2024 14:06

TMO - Với diện tích ngư trường lớn và nhiều loài thủy hải sản có giá trị cao, Kiên Giang xác định kinh tế biển là hướng phát triển chủ lực thời gian tới.

Kiên Giang sở hữu trên 140 đảo lớn nhỏ, diện tích ngư trường hơn 63.200km2. Tỉnh có vị trí trọng điểm đối với nghề cá đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, có tiềm năng phát triển ngành kinh tế thủy sản đất liền, trên biển và hải đảo. Với diện tích ngư trường lớn và nhiều loài thủy hải sản có giá trị cao, Kiên Giang xác định kinh tế biển sẽ là hướng phát triển chủ lực, đặc biệt chú trọng phát triển hiệu quả, bền vững nghề nuôi trồng thủy sản trên biển theo hướng công nghiệp, hiện đại.

UBND tỉnh Kiên Giang cho biết thời gian qua, để khai thác tiềm năng, thế mạnh về nuôi biển, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo lập quy hoạch, xây dựng các dự án nuôi trồng thủy sản theo hướng nuôi biển, ven biển, quanh các đảo, vùng ven bờ, gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. UBND tỉnh đã phê duyệt đề án phát triển nuôi biển theo định hướng bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, dự án điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang; đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác thủy sản của tỉnh, làm cơ sở để triển khai các chính sách chuyển đổi nghề, điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác thủy sản thời gian tới.

Trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã phát huy lợi thế phát triển nghề nuôi biển, thúc đẩy kinh tế địa phương. 

Bên cạnh đó,  tỉnh Kiên Giang tăng cường kêu gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư vốn, khoa học, công nghệ vào lĩnh vực nuôi biển. Tỉnh triển khai nhiều đề tài, dự án, mô hình phục vụ phát triển kinh tế biển như xây dựng mô hình nuôi cá mú, cá bớp trong lồng bè trên vùng biển quần đảo Nam Du; xây dựng mô hình nuôi sò huyết bãi bồi và dưới tán rừng phòng hộ ven biển vùng U Minh Thượng; xây dựng mô hình ươm giống, nuôi thương phẩm cá chim vây vàng quy mô công nghiệp trong lồng nhựa HPDE tại Phú Quốc.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, phạm vi nuôi biển của Kiên Giang được phân chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng hải đảo, gồm huyện đảo Kiên Hải; thành phố Phú Quốc; xã đảo Tiên Hải (thành phố Hà Tiên) và các xã đảo Sơn Hải, Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương), bố trí nuôi cá biển chủ yếu theo hình thức lồng bè, với các đối tượng cá bớp, cá mú, cá chim vây vàng…Trong khi nuôi biển ven bờ có các xã, phường ven biển thuộc các huyện An Minh, An Biên, Hòn Đất và Kiên Lương. Khu vực ven bờ được bố trí nuôi chủ yếu là nhuyễn thể, thả giống ngoài bãi triều và nuôi kết hợp trong vuông tôm, dưới tán rừng phòng hộ, với các đối tượng sò huyết, sò lông, hến biển, vẹm xanh, nghêu…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, năm 2024, tỉnh đề ra kế hoạch thả nuôi 4.000 lồng cá biển. Từ đầu năm đến nay, ngư dân các khu vực ven biển, ven đảo thả nuôi hơn 2.800 lồng, đạt trên 70% kế hoạch, sản lượng thu hoạch hơn 2.000 tấn. Tình hình nuôi cá lồng bè của tỉnh từ đầu năm đến nay tương đối thuận lợi, giá cá thương phẩm khá cao nên hầu hết người nuôi đều mang về khoản lợi nhuận khá cao.

Để nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, tỉnh đã và đang thực hiện kế hoạch phát triển nuôi biển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2025, số lượng lồng nuôi biển đạt 7.500 lồng; trong đó, nuôi truyền thống 4.700 lồng và nuôi công nghệ cao 1.900 lồng, còn lại là nuôi thủy sản khác. Sản lượng nuôi biển 113.530 tấn; trong đó, nuôi lồng bè 29.870 tấn, nhuyễn thể 83.660 tấn và 260.000 viên ngọc trai. Tiếp đó, đến năm 2030, số lượng lồng nuôi biển đạt 14.000 lồng; trong đó, nuôi truyền thống 5.300 lồng và nuôi công nghệ cao 6.600 lồng, còn lại là nuôi thủy sản khác. Sản lượng nuôi biển 207.190 tấn; trong đó nuôi lồng bè 105.720 tấn, nhuyễn thể 101.470 tấn và 520.000 viên ngọc trai.

Kiên Giang khuyến khích, tạo điều kiện để người dân chuyển từ nuôi lồng cây truyền thống sang nuôi bằng lồng HDPE. Ảnh: VS. 

Để giúp cho nghề nuôi này phát triển bền vững, bên cạnh các giải pháp chuyên môn, vấn đề cần quan tâm là khuyến khích, tạo điều kiện để người dân chuyển từ nuôi lồng cây truyền thống sang nuôi bằng lồng HDPE. Từ những năm 2020 tỉnh Kiên Giang đã liên tục tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn về quy trình kỹ thuật nuôi mới với công nghệ hiện đại (áp dụng mô hình nuôi xa bờ của Na Uy); thực hiện liên kết chuỗi sản xuất, nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao và nuôi với quy mô lớn. Do đó, mô hình nuôi cá lồng bè trên biển sử dụng lồng nuôi vật liệu HDPE kết hợp sử dụng thức ăn viên công nghiệp đang được mở rộng diện tích.

Bên cạnh đó, để tránh bị áp thẻ vàng khi xuất khẩu vào các thị trường yêu cầu cao như: EU, Mỹ hay Nhật Bản, các Sở ngành liên quan tại Kiên Giang đã phân khu cấp phép nuôi biển, cấp mã số cơ sở nuôi cho từng tổ chức, cá nhân theo quy định; định vị lồng nuôi, gắn thẻ cho từng mẻ nuôi để xác định nguồn gốc hải sản nuôi trồng; xây dựng và hoàn thiện mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng chống dịch bệnh vùng nuôi biển, tăng cường năng lực chuyên môn cho công tác giám sát chất lượng môi trường nước. Theo đó, nói đến các sản phẩm nuôi biển của Kiên Giang là nói tới uy tín và chất lượng; phát triển theo hướng bền vững.

Thời gian tới tỉnh ưu tiên bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển như cá lồng bè, nhuyễn thể, đối tượng thủy sản khác theo hướng tập trung, liên kết sản xuất bền vững, gắn với giao khu vực biển, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi lồng bè trên biển theo quy định. Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh khuyến ngư và tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng nuôi gắn với quan trắc môi trường nước và nâng cao năng lực chẩn đoán, cảnh báo dịch bệnh trên thủy sản, chất lượng nguồn nước giúp người nuôi chủ động trong thả cá nuôi, tránh bị thiệt hại, ảnh hưởng; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi, cách phòng và điều trị bệnh cho cá, chuyển giao công nghệ, ứng dụng quy trình khoa học kỹ thuật vào nuôi cá để tăng năng suất, sản lượng, giảm giá thành sản xuất.

Tỉnh cũng tăng cường thông tin, khuyến khích triển khai nhân rộng phát triển liên kết chuỗi sản xuất, nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao, nuôi cá lồng bè sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn cá tạp, khuyến cáo hộ nuôi cá đầu tư lồng nuôi bằng vật liệu HDPE thay thế lồng gỗ truyền thống. Song song đó, tỉnh sẽ tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm ổn định theo hướng vừa cung cấp tiêu thụ nội địa, vừa xuất khẩu.

 

 

Hồng Hạnh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline