Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/07/2025 07:07

Tin nóng

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Chủ nhật, 06/07/2025

Kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu từ thị trường châu Phi

Thứ năm, 10/11/2022 08:11

TMO - Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,3 triệu mét khối gỗ tròn và gỗ xẻ từ thị trường châu Phi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. Do đó, việc kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu từ thị trường này giữ vai trò quan trọng trong việc thực thi Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS). 

Thông tin từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đòi hỏi ngày càng tăng của nguyên liệu gỗ đầu vào. Nguồn cung gỗ rừng trồng trong nước rất lớn và đang có xu hướng gia tăng, vượt 30 triệu m3/năm. Mặc dù sản lượng cây phân tán và cao su khai thác trong nước lớn, tương ứng khoảng 2-3 triệu m3 và 4 triệu m3 mỗi năm, nhưng nguồn cung gỗ trong nước trong bối cảnh cấm khai thác rừng tự nhiên không đủ cung cấp cho ngành đang mở rộng. Do đó, gỗ nhập khẩu, đặc biệt là gỗ tròn (HS 4403) và gỗ xẻ (HS 4407) đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của ngành.

Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 5-6 triệu m3 gỗ quy tròn. Châu Phi đã trở thành nguồn cung cấp gỗ nhiệt đới quan trọng của Việt Nam, cung cấp khoảng 1,3 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ, trị giá hơn nửa tỷ USD mỗi năm. Đáng chú ý, gỗ nhập khẩu từ châu Phi ngày càng được nhân rộng, bao gồm các nguồn từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các nước có khối lượng gỗ lớn nhất xuất khẩu sang Việt Nam là Cameroon, Congo, Kenya, Nam Phi, Nigeria và Ghana…

Lượng gỗ tròn từ châu Phi xuất khẩu sang Việt Nam chiếm số lượng lớn nhất, tới 70% và Cameroon là quốc gia xuất khẩu gỗ xẻ lớn nhất cho Việt Nam trong những năm gần đây. Trong số các loại gỗ tròn được các doanh nghiệp nhập khẩu về, thì các loại lim, gõ, xoan đào và hương là 4 loài gỗ tròn được nhập khẩu nhiều nhất từ Châu Phi, trong đó gỗ lim tròn nhập khẩu hàng năm lên đến 250 nghìn m3, giá trị hàng trăm triệu USD.  

Đảm bảo tính hợp pháp về nguồn gốc từ việc nhập khẩu gỗ tại châu Phi là yêu cầu quan trọng trong chế biến và xuất khẩu gỗ tại Việt Nam 

Theo đánh giá của các chuyên gia, gỗ nhập khẩu từ châu Phi ngày càng được nhân rộng, song tại Việt Nam, thông tin liên quan tới các yêu cầu về tính hợp pháp tại các quốc gia khai thác gỗ ở châu Phi còn khan hiếm. Ngoài ra, có rất ít thông tin bằng tiếng Việt về các quy tắc và quy định quản lý hoạt động khai thác gỗ, đặc nhượng rừng, thực thi pháp luật và các tác nhân tham gia vào chuỗi cung ứng. Thông tin hạn chế có thể cản trở sự tuân thủ của người tham gia và từ đó tạo ra những rủi ro về tính hợp pháp của các sản phẩm nhập khẩu. Điều này cho thấy nhiều thách thức đối với việc triển khai tại Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản Việt Nam.  

Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA FLEGT) với Liên minh châu Âu vào năm 2018. Trong Nghị định số 102/2020/ND-CP quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) đã nêu rõ các yêu cầu được thống nhất trong Hiệp định VPA FLEGT nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đều hợp pháp. Thực thi Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đều hợp pháp. Kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu, bao gồm cả gỗ nhập khẩu từ châu Phi, là một yếu tố trọng tâm của VNTLAS.

Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, để đảm bảo gỗ nhập khẩu vào Việt Nam là hợp pháp, Nghị định số 102/2020/NĐ-CP đã tăng thêm thủ tục hành chính và thời gian thông quan cho các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ. Doanh nghiệp phải thực hiện bản kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu, nộp bổ sung tài liệu nếu gỗ nhập khẩu từ loài rủi ro hoặc từ vùng địa lý không tích cực, đồng thời, tăng trách nhiệm, công việc cho cán bộ hải quan cửa khẩu khi làm thủ tục thông quan.

Nhằm giảm bớt gánh nặng hành chính cho cơ cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT quy định phân loại doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ. Thông tư nhằm đánh giá mức độ rủi ro của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong việc tuân thủ các yêu cầu của Hệ thống VNTLAS để thực hiện các biện pháp xác minh phù hợp, hiệu quả và kịp thời; tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.

 

 

Đức Minh 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline